Cúng tết đoan ngọ 2022 đúng chuẩn phong tục Việt
Cúng tết đoan ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ đây là nghi lễ phong tục truyền thống gia tiên đã hình thành từ rất lâu đời và ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa của người dân Việt Nam nói riêng, và các quốc gia Đông Phương nói chung. Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng trọn gói Vạn Sự tìm hiểu về ngày tết đoan ngọ, cách chuẩn bị mâm cơm cúng tết đoan ngọ đầy đủ, văn khấn chỉnh chu nhất nhé. <3
Nguồn gốc ngày tết đoan ngọ của Việt Nam
Tết đoan dương tên gọi khác là tết đoan ngọ (vào ngày này trái cây, hoa quả đơm hoa kết quả, báo hiệu mùa bội thu giúp dân có tiền của tài vật) được biết đến không chỉ ở riêng Việt Nam hay Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các nước châu Á.
Trong dân gian lưu truyền một truyền thuyết về ngày tết đoan ngọ (tết giết sâu bọ) như sau: Khi sâu bọ phát triển nhiều và hại cây lúa, người dân chưa biết làm cách nào để giải được nạn, thì bỗng nhiên có một ông lão xuất hiện đi tới và tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng : bánh tro (bánh gio), trái cây và nhang đèn, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục thể thao. Nhân dân nơi đây làm theo, chỉ một lúc sau thì sâu bọ không còn nữa. Để tưởng nhớ, hằng năm người nông dân miền trung, miền nam, bắc thực hiện lệ cũ trước để diệt sâu bọ, sau là mong đời sống bình an, nhiều sức khỏe.
Do đó Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết sâu bọ vì chúng thường được làm vào buổi trưa ngày 05/05 âm lịch (nghĩa là mở đầu ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều). Phong tục tết đoan ngọ (giết sâu bọ) hình thành nhằm đánh dấu cột mốc quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của thời tiết.
Hướng dẫn cúng tết đoan ngọ chuẩn nhất
Theo truyền thống văn hóa người Việt xưa thì mâm lễ ngày tết Đoan Ngọ sẽ gồm có các lễ vật sau:
- Nước, rượu nếp,
- Các loại quả, trái
- Hương, hoa, vàng mã,
- bánh ú, cơm rượu nếp,
- Xôi, chè,
- Thịt vịt.
Tùy thuộc vào quan niệm cũng như văn hóa từng vùng miền, dân tộc các phẩm vật dâng cũng khác nhau. Tuy nhiên, rượu nếp, nước, tiền vàng mã, thì không thể thiếu.
Mâm cỗ tết đoan ngọ gồm những gì?
Trong mâm cúng gia tiên ngày nay mọi người đặc biệt chuẩn bị các loại thực phẩm không thể thiếu như: rượu nếp, thịt vịt,… để sửa soạn cho mâm lễ tết đoan ngọ (ngày 5 tháng 5 âm lịch). Theo quan niệm thì dưới đây là các loại không thể thiếu khi làm lễ:
- 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ cài lên mâm hoa trái cây tươi
- Trên bàn cúng nên trải một tấm vải đỏ, rộng
- 5 chén rượu nếp
- 5 chén trà
- Bánh chay
- Đĩa xôi chay
- Mâm ngũ quả với đủ 5 hương vị đắng, cay, chua, ngọt, mặn
- 1 chiếc lóng đỏ
Chú ý: không được cúng tiền âm phủ.
Khi lễ cúng được tiến hành xong, cả nhà sẽ quây quần bên nhau ăn uống để diệt sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật để vụ mùa thành công, làm ăn khấm khá trong năm.
Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Tương tự như nghi thức khấn văn tết đoan ngọ trong nhà, gia chủ phải đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lạy 9 lạy và đọc nội dung bài văn đã được chuẩn bị bên dưới:
Tín chủ chúng con xin trấn minh nhất tam quy mệnh lễ.
Con xin kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu.
Con xin kính lạy Tứ Hải Long Vương, Táo Quân
Chúng con xin kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng.
Chúng con kính lạy Sơn thần, Thổ địa, Thổ kỳ
Chúng con kính mời chư vị thần tiên, hạ đàn chứng lễ.
Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 tức là ngày tết Đoan ngọ, giữa thiên địa minh chứng tín chúng con nhất tâm chuẩn bị lễ vật, nhanh đèn, tiền vàng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các vị chư tiên. Kính mời các ngài hãy khai ân minh xét cho cõi trần được giải thoát mọi kiếp nạn, mùa màng được tươi tốt, được ban cho tài lộc, phúc lộc, vạn sự hanh thông như ý nguyện.
Cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và thần tiên cùng chư ngài khai ân phù hộ độ trì linh hồn gia tiên nội ngoại họ hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.
Chúng con tâm thành kính nguyện cho thế giới: cầu phúc phúc lai, cầu tài tài đến, cầu lộc lộc tồn, cầu đức đức thịnh, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên.
Nguyện cho toàn cõi chúng sinh đều được hưởng ân huệ của Ngọc Hoàng thượng đế.
Xin đa tạ những ngày tháng năm vĩ đại mà các đấng thần linh đã phù hộ cho gia đình chúng con. (Lặp đi lặp lại 3 lần)
Những điều cần lưu ý khi làm lễ Đoan Ngọ
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam thì giờ cúng rơi vào giờ chính ngọ 12h của ngày mùng 5 tháng 5 và khi thực hiện lễ nên lưu ý:
-
Không nên vứt dép lộn xộn: bởi vì trong tiếng Hàn, giày dép là từ đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết đoan ngọ để dép không ngay ngắn dễ chiêu dụ tà khí.
-
Tránh để làm rơi tiền hoặc ví vì như vậy chẳng khác nào bạn đã đánh rơi may mắn, lộc của mình.
-
Không mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái để tránh mang tà khí vào nhà.
-
Tết đoan ngọ, nếu gia đình bạn đi du lịch thì chọn phòng đầu tiên hoặc phòng cuối hành lang. Hai vị trí phòng này có nguồn năng lượng khá tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
-
Tránh đặt chân vào những nơi u ám nếu không cần thiết như bệnh viện, đám ma,…
Bài viết là những chia sẻ của Đồ Cúng Vạn Sự về lễ ngày tết đoan ngọ. Việc chuẩn bị đồ cúng ở mỗi gia đình, địa phương chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Nhưng quan trọng vẫn là phải đặt tâm thành của người cúng. Rất hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.