Mâm lễ cúng căn 3, 6, 9, 12 tuổi các bé gồm những gì?

Cúng căn hay cúng đốt là gì và vì sao phải cúng căn là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh. Mặc dù cúng căn được nhiều người nhắc đến nhưng độ phổ biến không giống như cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi nên ít bậc cha mẹ quan tâm cũng như hiểu rõ lễ cúng này. Mời cả nhà cùng dịch vụ đồ cúng trọn gói Vạn Sự tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Cúng căn là gì ?

Cúng căn là một nghi thức thường được tổ chức cho các bé ở các độ tuổi như 3, 6, 9, 12. Tương tự như lễ cúng đầy tháng hoặc thôi nôi, việc tổ chức lễ cúng căn như hành động cảm ơn 12 vị Tiên Nương đã có công trong việc phát triển và bảo vệ các bé. Đây được xem là một trong những truyền thống bắt nguồn từ xa xưa. Đồng thời nằm trong tục thờ mẫu trong lịch sử Việt Nam.

cung-can-la-gi

Như vậy cúng căn (cúng đốt) cũng chính là lễ cúng mụ giống như khi các bé tròn đầy tháng, đầy năm. Ngoài lễ cúng đầy tháng, đầy năm, cúng căn ra thì lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 10 ngày (ngày đầy cữ),1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Không cúng căn có sao không?

Đây là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ về việc có cần cúng căn cho bé nhà mình không. Trước tiên nói về lễ cúng mụ thì ngày xưa do điều kiện cuộc sống còn nghèo khổ, nền y tế còn chưa phát triển như hiện nay nên tỉ lê tử vong của trẻ em rất cao. Đặc biệt trong 1 tháng đầu tiên tỉ lệ tử vong rất nhiều, khi vượt qua được các mốc 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 3 năm, 6 năm, 9 năm và 12 năm thì càng vượt qua được một mốc thì tỉ lệ sống và trưởng thành càng cao. Cúng Mụ ngày xưa là một nghi thức cầu bình an để cho bé được mạnh khỏe và lớn lên trưởng thành. Vì vậy chỉ cần vượt qua được mốc 12 tuổi coi như đã thành niên, tới đây có thể dừng cúng được rồi.

Ngày nay điều kiện cuộc sống và nền y tế phát triển nên không còn như xưa nữa. Mặc dù vậy nhiều gia đình vẫn giữ gìn nét đẹp văn hóa này bằng cách tổ chức cúng mụ cho bé. Việc tổ chức cúng căn (cúng đốt) không những giúp gìn giữ nét đẹp văn hóa này mà còn là dịp bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tới các bà mụ tiên nương. Ông bà ta vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành“.

Rất nhiều ý kiến đưa ra là việc cúng căn không quá quan trọngn . Vì vậy nếu điều kiện gia đình không thể tổ chức làm lễ cúng thì cũng không sao. Nếu Bé nhà Anh Chị đã qua tuổi cúng mà mình lại chưa cúng thì cũng không sao. Anh Chị cũng không nên quá bận tâm về chuyện này.

Mâm cúng căn gồm những gì?

mam le cung can 3 6 9 tuoi gom nhung gi

Việc sửa soạn một mâm lễ cúng căn nói riêng và cúng mụ nói chung cũng không hề phức tạp và tốn kém. Nếu gia đình không tự làm được có thể đặt từ các dịch vụ đồ cúng trọn gói như chúng tôi. Có thêm mâm cúng bà mụ giúp cho cha mẹ có thêm niềm tin và chỗ dựa tâm linh để nuôi dạy con tốt hơn.

Lễ vật chuẩn bị

Một trong những bước quan trọng nhất của quá trình chuẩn bị lễ cúng căn chính là việc chuẩn bị lễ vật. Và dù ở độ tuổi nào thì mâm cúng căn dành cho trẻ cũng tương tự nhau.

chuan bi mam do cung can cho cac be

Thông thường lễ cúng sẽ được chia thành hai mâm. Trong đó một mâm để cúng 12 mụ Tiên Nương và một mâm dùng để cúng bà chúa Thai Sanh. Tuy nhiên có một số nơi sẽ cúng ba Đức Ông thay vì bà chúa Thai Sanh.

Mâm cúng dành cho 12 mụ Tiên Nương

  • Xôi gấc: 12 đĩa;

  • Chè đậu: 12 đĩa;

  • Miếng trầu têm cánh phượng: 12 miếng;

  • Nước: 12 ly;

  • Hài giấy: 12 đôi;

  • Áo giấy: 12 bộ.

Mâm cúng dành cho bà chúa Thai Sanh/ba Đức Ông

  • Gà trống luộc: 1 con;

  • Xôi lớn: 1 đĩa;

  • Chè đậu: 1 tô;

  • Trái cây: 1 đĩa;

  • Hoa tươi: 1 bình;

  • Gạo: 1 chén;

  • Muối: 1 chén;

  • Miếng trầu têm cánh phượng: 3 miếng;

  • Trà: 3 ly;

  • Rượu: 3 ly;

  • Hài giấy: 1 đôi;

  • Áo giấy: 1 bộ:

  • Giấy cúng bà mụ: 1 bộ.

Các bước trình bày

Trước đây, khi tiến hành cúng căn cần chia rõ ra hai bàn riêng biệt. Trong đó một bàn đặt mâm cúng 12 bà Tiên Nương và 1 bàn cúng bà chúa Thai Sanh. Nhưng hiện tại nhiều gia đình kết hợp lại thành một bàn lớn để tiết kiệm diện tích và thuận lợi hơn. Tùy theo tín ngưỡng và quan niệm tâm linh của mỗi gia đình mà sẽ có sự sắp xếp khác nhau.

Thông thường, việc tổ chức cúng căn thường rơi vào sinh nhật của trẻ. Vì thế bố mẹ thường tận dụng lễ cúng căn để tổ chức sinh nhật cho trẻ. Do đó trên bàn cúng sẽ có thêm bánh kẹo, nước ngọt, bánh kem,…

Đối với những gia đình chuẩn bị mâm cúng mặn, lễ cúng căn của các bé trai thì thường có gà luộc và heo quay. Trong khi đó nếu gia đình làm đồ cúng chay thì có thể thay thế hai món trên thành bất kỳ món chay nào khác.

Văn khấn cúng căn

Bố mẹ cũng nên chuẩn bị trước văn khấn cúng căn dành cho trẻ. Bạn có thể viết trước ra giấy và đọc trong lúc tổ chức buổi lễ. Một bài văn khấn thường được nhiều gia đình lựa chọn như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!

Chúng con xin kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

Chúng con xin kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

Chúng con xin kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa.

Chúng con xin kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …… là ngày lành tháng tốt.

Vợ chồng con là ……………… sinh được con gái đặt tên là ……………………

Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………

Hôm nay nhân ngày bé vừa tròn 3,6,9,12 tuổi. Chúng con ở đây thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình.

Chúng con được nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… kính mong được mẹ tròn, con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, ác ngài vị đã phù hộ độ trì, đã vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình chúng con được phúc thọ an khang, gia đình được nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Cách tính tuổi cúng căn chính xác nhất

cung can cho be trai 3 tuoi

Để có thể tổ chức một buổi lễ cúng căn trọn vẹn thì việc đầu tiên là các cha mẹ nên biết cách tính tuổi sao cho chính xác nhất. Hiện tại mỗi miền ở nước ta lại có cách tính tuổi cúng căn khác nhau tùy vào suy nghĩ, quan điểm, nếp sống.

Thêm vào đó, việc tính cúng căn cho bé trai và bé gái cũng có sự khác nhau nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Gái lùi 2 và trai lùi 1

Dựa theo cách tính này thì các bé gái sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày bé chào đời. Và các bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày. Thông thường ngày làm lễ cúng căn sẽ được tính theo lịch âm nên cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đối với các bé sinh vào năm nhuận để tính sao cho chuẩn nhất.

Tính đúng theo ngày

Tại một số khu vực, cha mẹ thường làm lễ cúng căn vào ngày mà bé ra đời theo lịch dương để có thể dễ nhớ. Nhưng cũng có một số gia đình sẽ tính đúng theo ngày theo lịch âm.

Trước đây phong tục cúng sẽ chia thành 2 bàn rõ rệt là bàn 12 mà mụ tiên nương riêng và bàn Bà Chúa Thai Sanh ở riêng (thường ở cao hơn cỡ 1 tấc), Nhưng ngày nay để rút gọn lại thì các gia đình bày chung 1 bàn cho tiện