Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là gì? Tín ngưỡng hay tôn giáo? Ý nghĩa của việc thắp hương và nguồn gốc thờ cúng tổ tiên? Bài viết dưới đây của docungvansu.com sẽ làm rõ những vấn đề kể trên, cùng khám phá ngay nhé!
Thờ cúng tổ tiên là gì?
Thờ cúng tổ tiên được xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay. Bàn thờ tổ tiên luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp hay địa vị xã hội.
Thờ cúng bao gồm toàn bộ các hình thức cúng bái, lễ nghi nhằm thể hiện sự tưởng nhớ và tấm lòng thành, sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên, đấng sinh thành,… Đây cũng được xem là ví dụ điển hình cho đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Nguồn gốc thờ cúng tổ tiên
Việc thờ cúng ông bà tổ tiên dường như từ lâu đã trở thành phong tục, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Đồng thời đây cũng là thước đo chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc sống và làm người. Bài học vỡ lòng của mỗi người con đất Việt luôn là sống trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, nhớ ơn tổ tiên và nguồn gốc của mình.
Nói đến nguồn gốc của phong tục thờ cúng này, bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội xưa. Khi Nho giáo du nhập đến Việt Nam, chữ hiếu được đề cao làm cho tục cúng kính tổ tiên trở thành một nền tảng triết lý sâu sắc, ăn sâu vào lối sống và suy nghĩ của nhân dân.
Cho đến thế kỷ XV, khi Nho giáo chiếm ưu thế hơn, nhà Lê đã ban hành bộ luật Hồng Đức về việc thờ cúng tổ tiên. Trong đó quy định con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời, cơ sở kinh tế để duy trì việc thờ cúng như ruộng đèn nhang, ruộng hương hỏa,… dù có túng quẩn nghèo khó tới đâu cũng không được bán. Đền thời nhà Nguyễn, các nghi lễ thờ cúng được nêu rõ trong sách “Thọ mai gia lễ”.
Đối với việc thờ cúng, không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, quan trọng tấm lòng thành. Đôi khi chỉ cần một nén hương, bát cơm trắng trên bàn thờ vào ngày lễ, Tết. Hoặc vào ngày giỗ con cháu trong nhà sum họp, cùng tưởng nhớ những người thân đã khuất, cùng hướng về cội nguồn cũng đã thể hiện sự kính trọng với bề trên.
Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là gì?
Thắp hương thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng đặc trưng của người Việt Nam, không kể bất kỳ tôn giáo nào, việc thắp hương trên bàn thờ gia tiên đã là thông lệ vào mỗi dịp cúng giỗ, lễ, tết hay thậm chí là mỗi ngày. Điều này đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, trở thành nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng đối với mỗi người con đất Việt.
Bát hương được cho là nơi trú ngụ của linh hồn tổ tiên, cho nên việc thắp hương cũng như một nghi thức thể hiện tấm lòng thành của người đang sống đối với những người đã khuất. Trong tâm thức của người Việt, khói nhang tựa như một sợi dây liên kết giữa hai thế giới âm – dương. Vì vậy vào dịp lễ, Tết, ngày rằm, ngày giỗ,… các gia đình đều thắp nhang tưởng nhớ và mong tổ tiên phù hộ sức khỏe, may mắn và bình an.
Ý nghĩa của việc thắp hương trong Phật giáo
Trong đạo Phật, nhang (hương) là một trong số các lễ vật quan trọng để dâng cúng. Phật giáo cho rằng chỉ nên dùng hương thơm của nhang, đèn, hoa quả tươi để thờ cúng là được. Không cần phải sắm mâm cỗ linh đình, lòng thành được thể hiện qua làn khói hương thơm.
Thờ Phật là thờ trong tâm, do đó ngoài việc thắp hương, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình để thắp những nén tâm hương – hương tỏa từ trong tâm.
Ý nghĩa của việc thắp hương trong các tôn giáo khác
Bên cạnh Phật giáo, các tôn giáo khác điển hình như Thiên Chúa giáo cũng có nghi thức xông hương trong thánh lễ, Kinh Thánh, trước bàn thờ,… Những người theo đạo này tin rằng những loài cây cỏ thơm do Đức Chúa Trời ban cho đã thấm đẫm hương thơm của Chúa Trời.
Ngoài ra, Ấn Độ giao ( hay còn gọi là Hindu giáo) còn dùng hương thơm để thư giãn đầu óc và tinh thần khi ngồi thiền. Đạo Wicca dùng mùi hương như chất xúc tác để đưa họ trở về với thiên nhiên…..
Những lưu ý khi thắp hương cúng tế Tại Gia đúng cách
Bởi sự phổ biến của nghi thức thắp hương nên trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều loại. Do đó nên lựa chọn những loại có chất liệu tự nhiên, không độc hại để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Ngoài ra khi thắp hương nên lưu ý những điều sau:
- Không nên cắm nhang lệch, xiên vẹo, phải cắm thẳng đứng.
- Nếu không may hương bị tắt giữa chừng, nên để nguyên vị trí và đốt tiếp là được.
- Nên thắp ở nơi không có gió
- Tránh cắm hương trực tiếp vào đồ ăn, có thể sẽ gây ngộ độc.
- Không được lạm dụng đốt nhang quá nhiều, phòng tránh những tình huống xấu như xảy ra hỏa hoạn.
Việc thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là một tín ngưỡng đẹp đẽ, quý giá trong đời sống tâm linh của người Việt Nam ta. Hy vọng bài viết trên của docungvansu.com sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin thú vị về phong tục thờ cúng tổ tiên, để biết thêm về nét đẹp văn hóa độc đáo này.