Văn khấn, bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ là một những phong tục văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Đây là cách thức thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Theo dõi bài viết sau đây của Đồ Cúng Vạn Sự để tìm hiểu cách đọc bài cúng chi tiết, chính xác.
Tìm hiểu về Cửu Huyền Thất Tổ
Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, có đa dạng cách thờ cúng và sự phong phú trong từng đồ vật được bày trí trên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Tương tự đó, Cửu Huyền Thất Tổ cũng thường xuất hiện phổ biến tại các gia đình Việt Nam. Những tấm bài vị hay bảng gỗ có khắc 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ được đặt ở nơi thờ cúng.
Cửu Huyền: 9 đời tính từ đời bản thân mình sẽ bao gồm: Cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít. Có nghĩa là phía trên mình có 4 đời, phía dưới mình có 4 đời.
Thất Tổ: 7 đời tình từ bản thân mình sẽ bao gồm: Phụ – Tổ – Tằng – Cao – Thái – Huyền – Hiển. Có tất cả 7 đời, so với Cửu Huyền thì Thất Tổ có phạm vi nhỏ hơn.
Ý nghĩa sâu sắc của việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ
Việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ là một trong những tín ngưỡng lâu đời của dân tộc Việt Nam ta. Theo đó người Việt có tục thờ Phật, thờ Ông bà (tức Cửu Huyền Thất Tổ) và thờ Thông Thiên (bốn phương trời phật).
Tuy nhiên ngày nay việc thờ cúng đã được đơn giản hóa để phù hợp với lối sống hiện đại. Thế nhưng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như một nét đẹp văn hóa cổ truyền. Việc này như ngụ ý nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn kính trọng, tưởng nhớ các bậc tiền nhân.
Tục lệ thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ thể hiện những phẩm chất đáng quý của con dân đất Việt, thể hiện lòng biết ơn và sự hiểu thảo. Làm đúng với đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống uống nước nhớ nguồn. Bởi ông cha đã có công sinh thành, nuôi nấng, dưỡng dục và gìn giữ gia phong.
Bên cạnh đó thờ cúng ông bà cũng là một cách thể hiện đức tin của con người, tin vào đạo lý ở hiền gặp lành, tin vào sự phù hộ của ơn trên. Không chỉ đơn thuần là việc tưởng nhớ mà còn là cơ hội để bày tỏ lòng thành, mong cầu sự phù hộ của các bậc tiền nhân cho gia đạo êm ấm, sức khỏe và bình an.
Bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ hằng ngày
Cũng giống như việc chúng ta phải ăn cơm hằng ngày, thờ cúng ông bà mỗi ngày cũng là bổn phận của các thế hệ sau. Đây là một nét đẹp tín ngưỡng lâu đời, là thói quen tốt cần duy trì mỗi ngày, chứ không nhất thiết phải là ngày giỗ hay dịp gì đó quan trọng.
Có như vậy mới bày tỏ được hết sự thành tâm của bản thân và may mắn nhận được phù hộ, che chở của bề trên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đọc văn khấn khi cúng tổ tiên, tham khảo văn khấn chi tiết dưới đây.
Đầu tiên, thắp nhang (chỉ nên đốt số lẻ). Tiếp đến xá 3 lần, quỳ xuống và chắp tay trên trán cầu nguyện.
“Cúi kính dâng hương trước Cửu Huyền
Cầu ơn trên Thất Tổ chứng lòng thiền
Nay con tỉnh ngộ quy y Phật,
Chí dốc tu hiền tạo phước duyên
Sau đó cắm nhang vào bát hương, chắp tay lên ngực và tiếp tục nguyện:
‘Cúi đầu lạy tạ Tổ Tông,
Báo ơn sinh dưỡng dày công nhọc nhằn,
Rày con xin giữ Đạo hằng
Tu cầu Tông Tô siêu thăng Phật đài
Nguyện làm cho đẹp mặt mày
Thoát nơi khổ hải liên đài được lên
Mong nhờ Đức Cả bề trên
Độ con yên ổn vững bền cội tu”
Cuối cùng lạy tiếp 4 lạy để thể hiện lòng thành.
Bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ ngày giỗ
Những ngày giỗ là dịp con cháu cùng sum họp và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Hướng dẫn cách cúng, bài văn khấn ông bà ngày giỗ chi tiết, chuẩn nhất cùng Đồ Cúng Vạn Sự ngay sau đây:
“Con lạy chín phương, con lạy mười phương Chư phật,
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh táo phủ Thần Quân
Con kính lạy các vị thần linh, Thổ địa cai quản xứ này
Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại: Nêu rõ họ tên
Tín chủ con là: Nêu đầy đủ họ và tên của gia chủ tổ chức cúng giỗ
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày…tháng…năm…(âm lịch)
Chính là ngày giỗ của: Họ tên người hưởng giỗ
Con thiết nghĩ rằng: Vắng xa trần thế không thấy âm dung
Năm qua tháng lại đến ngày húy lâm. Ơn võng cực lớn như biển trời. Ơn nghĩa sinh thành không thể nào quên, càng nhớ công ơn gây dựng cơ đồ càng cảm thấy thâm tình mà không bề dãi tỏ. Ngày mai là Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn thể con cháu đồng tâm sắm sửa lễ vật và đốt nén hương bày tỏ tấm lòng thành.
Con xin tâm thành kính mời:
Mất ngày…tháng…năm… (âm lịch)
Phần mộ an táng tại:
Cúi xin linh thiêng giáng thế về linh sàng và chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật độ trì con cháu được bình an, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con cũng cúi xin kính mời các vị Tiên Tổ hai bên nội ngoại và toàn thể hương hồn gia tiên cùng đồng lai lâm hưởng.
Con cũng xin kính mời các ngài Thần Linh, các ngài Thổ địa, ông Công ông táo và các chư vị thần linh đồng lai để giám cách thượng hưởng.
Con cũng xin kính mời các vong linh là các vị tiền chủ, hậu chủ nhà này, đất này cùng tới để âm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành xin cúi xin được phù hộ, độ trì.
Phục duy cẩn cáo.”
Cách đọc bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ ngày Tết
Bên cạnh cầu khấn hằng ngày hay các dịp cúng giỗ mỗi năm, thì trong 3 ngày tết con cháu cũng cần chuẩn bị cơm cúng tươm tất để thể hiện lòng thành với tổ tiên. Khi thắp nhang, khấn vái nên đọc bài khấn sau đây để được ông bà phù hộ gặp nhiều năm mắn, năm mới bình an và sức khỏe, phát tài phát lộc.
“Hôm nay, ngày….tháng…năm (theo lịch âm)
Tại:…..
Tín chủ con là (xưng họ tên, tuổi tác) cùng gia đình thành tâm kính bái
Nhân ngày lễ Tết, kính cẩn sửa soạn mâm cơm gọi là chút lễ mọn kính dâng lên Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của…..và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng với vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, chuẩn bị mừng xuân đến.
Kính cáo thổ địa và các chư vị thần linh
Kính mời vong linh tổ tiên trở về với gia đình con cháu phụng sự.
Cẩn cáo”
Một số Cửu Huyền Thất Tổ phổ biến nhất
Bài vị
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ được xem là tinh hoa trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, được thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết một. Ưu điểm của nó khá nhỏ gọn không chiếm quá nhiều diện tích không gian. Khá chắc chắn và độ bền cao vì vậy rất được ưa chuộng sử dụng bày trí trên bàn thờ.
Tranh thờ
Tranh thờ cửu huyền thất tổ có nhiều kích cỡ, có thiết chân đứng thẳng khá tiện lợi và thích hợp với nhiều không gian thờ tự. Bên cạnh đó phong cách và họa tiết thiết cũng khá đa dạng, ẩn chứa những ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Liễn thờ
Liễn thờ hay còn gọi là hoành phi câu đối, thường được treo chính giữa bàn thờ. Trên liễn thờ thường được khắc chữ Cửu Huyền Thất Tổ và một số nội dung liên quan. Liễn thờ với thiết kế trang trọng, thể hiện phần uy nghiêm và linh thiêng cho không gian thờ cúng. Các sản phẩm này rất thích hợp với những nhà từ đường, có điều kiện kinh tế tốt, nhà của trưởng họ,…
Qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu một số thông tin cần biết về thờ cúng ông bà tổ tiên cũng như nội dung bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ chi tiết như thế nào. Bên cạnh đó việc bày biện mâm cúng cũng cần được chăm chút. Vui lòng liên hệ với Đồ Cúng Vạn Sự để được tư vấn chi tiết và đặt mâm cúng theo yêu cầu.