Kể về tích lễ cúng ông Táo hay còn được biết đến là sự tích Táo Quân, đây là một trong những câu chuyện dân gian cảm động được truyền qua nhiều thế hệ và là một phần tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Với thông điệp truyền tải về tình vợ chồng và tình nghĩa những người trong gia đình, Táo Quân cũng đại diện cho vị thần coi sóc bếp và chăm lo đời sống của mỗi gia đình. Lần này hãy cùng Đồ cúng Vạn Sự tìm hiểu về sự tích ông Táo ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch hàng năm nhé!
Sự tích của lễ Cúng Ông Táo
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo Quân xuất phát từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ trong Lão Giáo của Trung Quốc. Nhưng sang Việt Nam, ba vị thần trên được hóa thành sự tích “2 ông – 1 bà”. Trong đó bao gồm: thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Nhưng người Việt vẫn quen gọi tắt là Táo Quân hoặc ông Táo, bà Táo để phân biệt.
Sự tích bắt đầu bằng câu chuyện có một người phụ nữ tên là Thị Nhi. Bà có một người chồng tên là Trọng Cao. Tuy hai vợ chồng mặn nồng tha thiết với nhau nhưng mãi mà không có con dẫn đến Trọng Cao dần dần đổi tính. Thậm chí ông còn thường xuyên xảy ra xô xát và dằn vặt vợ của mình.
Một hôm nọ, chỉ vì một chuyện nhỏ mà Trọng Cao lại xô xát, đánh và đuổi Thị Nhi đi. Sau khi bỏ khỏi nhà, Thị Nhi đi lang thang đến một vùng khác và gặp được Phạm Hai. Hai người lâu ngày sinh tình, sau khi phải lòng nhau thì kết thành vợ chồng.
Về phần Trọng Cao, sau khi đã bình tĩnh trở lại thì bắt đầu ân hận. Ông lên đường đi tìm người vợ đã bỏ đi rất xa. Nhưng vì không biết vợ đã đi đâu, ông tìm mãi tìm mãi dẫn đến hết gạo hết tiền, phải trở thành ăn xin dọc đường. Đúng lúc này, Trọng Cao vô tình ăn xin phải nhà của Thị Nhi đúng ngày Phạm Lang đi vắng.
Sau khi mời người ăn xin đó vào trong nhà, Thị Nhi mới nhận ra đó là chồng cũ của mình. Thị Nhi nấu cơm và mời Trọng Cao ăn. Nhưng đúng lúc đó Phạm Lang trở về. Vì sợ bị chồng nghi ngờ, Thị Nhi giấy Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng ngờ tối hôm đó, Phạm Lang lại đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thị Nhi thấy thế thì nhảy vào đống lửa để cứu Trọng Cao. Phạm Lang sửng sốt trong giây lát, nhưng thương vợ nên cũng nhảy vào theo. Cuối cùng cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng Đế vì cảm động cả ba người sống có tình có nghĩa với nhau nên phong cả ba thành Thần Bếp hay còn gọi là Định Phúc Táo Quân. Trong đó, Ngọc Hoàng giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi bếp núc, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ thì thành Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Ba vị thần không chỉ định đoạt may rủi mà còn giúp gia đình tránh được sự xâm phạm của ma quỷ, giữ được bình yên và hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Ý nghĩa của tục thờ cúng của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (phong tục thờ cúng tổ tiên hay có thể gọi khái quát là Đạo Ông Bà, Đạo Hiếu, Đạo Làm con) là văn hóa thờ cúng những người đã khuất, đặc biệt là tổ tiên, của đa số dân tộc Châu Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Đối với người Việt, phong tục thờ cúng ơn trên, tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo với đa nghi lễ trịnh trọng.
Người Việt Nam tin rằng, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên chầu trời, trình báo với Ngọc Hoàng mọi điều đã xảy ra với mỗi nhà trong suốt một năm qua. Nhờ sớ của Táo Quân, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt công trạng, thưởng phạt phân minh cho loài người.
Ý nghĩa của việc cúng ông Táo nhằm cầu khấn ông Công ông Táo trình báo điều tốt, giảm nhẹ điều xấu trước mặt Ngọc Hoàng. Đồng thời cũng là dịp để xin Thần Bếp phù hộ cho gia đình ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn trong năm mới Tết đến.
Vậy nên vào ngày này, các gia đình đều chuẩn bị nghi thức Cúng tươm tất, đầy đủ và trang trọng để thể hiện lòng thành kính của bản thân trước các Táo.
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo đầy đủ tươm tất nhất
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị lễ vật nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, bạn vẫn cần phải sắm đầy đủ các lễ vật sau:
- Mũ ông Táo: 3 chiếc (2 mũ cho đàn ông, 1 mũ cho đàn bà).
- Vàng mã: mũ, áo, hia, vàng thoi bằng giấy.
Lưu ý mũ ông Táo thường có cánh chuồn, trong khi mũ bà Táo thì không. Một số gia đình có thể giản lược bằng cách chỉ cúng 1 mũ ông Táo để tượng trưng kèm một chiếc áo và một đôi hia được làm bằng giấy.
Đồ vàng mã sẽ được đốt ngay sau khi hoàn tất buổi lễ cúng cùng với bài vị cũ. Sau đó gia đình sẽ đặt bài vị mới cho Táo Quân.
Ngoài ra vào ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch còn có tập tục thả cá chép. Theo quan niệm dân gian, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng. Vì vậy sau khi lễ cúng hoàn thành, mỗi gia đình sẽ tiến hành phóng sinh cá chép mang hàm ý tiễn ông Táo về trời.
Với những thông tin liên quan đến sự tích của lễ cúng ông Táo đã được Vạn Sự giới thiệu ở trên. Vậy là bạn đã có thể hiểu thêm về ngày lễ mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa của Việt Nam ta.