Có nên thờ cúng thai nhi không? Đây là câu hỏi rất được các gia đình quan tâm. Vì bất kỳ lý do đáng tiếc nào đó mà mất đi đứa con của mình, họ không biết nên làm thế nào với những vong linh thai nhi đáng thương này. Bài viết sau đây của docungvansu.com sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích về vấn đề trên.
Có nên thờ cúng thai nhi không?
Ở khía cạnh tâm linh, những câu chuyện về vong linh thai nhi luôn là chủ đề được nhiều người bán tán. Thai nhi không thể tiếp tục phát triển, một sự sống không thể được hình thành có thể đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Do sức khỏe người mẹ quá yếu, sảy thai, hoặc tệ hơn là bị phá bỏ bởi mang thai ngoài ý muốn, các ông bố bà mẹ chưa muốn chịu trách nhiệm, chưa đủ tuổi,….
Cho dù bất cứ nguyên nhân nào, những vong hồn đáng thương này luôn mang ám khí rất nặng, chúng luôn đi theo cha mẹ để tìm cách đầu thai. Một số trường hợp chúng sẽ bên cạnh để bảo vệ và an ủi bố mẹ mình. Tuy nhiên đa phần những sinh linh chưa được ra đời này sẽ cảm thấy rất tủi thân, dẫn đến sự oán hận của vong hồn thai nhi. Chúng sẽ thường xuyên quấy phá vì không được sinh ra.
Nhiều người sẽ thắc mắc liệu có nên thờ cúng thai nhi tại nhà không? Các chuyên gia tâm linh cho rằng điều này là không nên. Vì nếu bạn lập bàn thờ cúng bé trong nhà sẽ ngăn cản cơ hội được đầu thai chuyển kiếp của bé, khiến vong hồn bé mãi lưu luyến bố mẹ nên không thể rời đi. Do đó, thay vì giữ con lại bên mình, bạn hãy gửi vong thai nhi lên chùa để các sư thầy cầu siêu, cầu nguyện cho bé một mái ấm bình yên và ổn định.
Các ông bố bà mẹ có thể đặt tên cho vong linh thai nhi, gửi quần áo, lễ vật và đồ chơi, sữa cho các bé vào những ngày cúng quan trọng. Để mất đi máu mủ của mình là tội rất lớn, nên đây cũng là cách để phần nào chuộc lại lỗi lầm, an ủi vong linh con trẻ.
Cúng siêu thoát cho thai nhi tại nhà hay lên chùa?
Tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức được làm mẹ, vì vậy không giữ được con mình bởi bất cứ lý do nào đi chăng nữa thì đây cũng là một cái tội. Cầu siêu hay cúng siêu thoát được xem là hành động ăn năn sám hối, chuộc tội trước những vong linh thai nhi. Bằng tất cả tình yêu thương và lòng thành của mình, những bậc cha mẹ hồi hướng đến những linh hồn xấu số.
Khi cầu siêu cho vong nhi, khuyên nên làm tại chùa để các sư thầy làm lễ. Hầu hết các chùa thường làm lễ này vào đầu tháng 7 âm lịch – mùa Vu lan báo hiếu, cũng là mùa xá tội vong nhân. Bố mẹ có thể sắm đồ cho con theo yêu cầu của chùa hoặc chùa sẽ tự chuẩn bị. Khi cầu siêu, bố mẹ nên có mặt đầy đủ để vong hồn con trẻ được an ủi và yên tâm rời đi.
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cầu siêu vong nhi tại nhà. Nên thắp hương xin phép, giới thiệu bé với ông bà tổ tiên, chuẩn bị mâm cơm cúng và tiến hành các đúng các lễ nghi. Ngoài ra, gia chủ cũng nên rước Phật về nhà để hằng ngày tụng kinh cho bé, mong cho linh hồn con được siêu thoát.
Cách cúng cho thai nhi bị sảy, hoặc sau khi phá thai
Cách thực hiện thờ cúng
Các mẹ có thể cúng cầu siêu cho thai nhi khi nạo phá thai hay bị sảy, chết non,… Chọn ngày lành tháng tốt như ngày rằm, ngày mùng 2 và 16 âm lịch, mỗi tháng cúng 2 ngày. Lưu ý không đặt mâm cúng trước bàn thờ, nên đặt trên bàn nhỏ để phía trước cửa.
Thai nhi lúc này không được xác nhận là con cháu trong nhà (phải làm lễ xin phép), cho nên thần tài thổ địa sẽ không cho vào nhà. Hoặc có thể gửi bé vào chùa cúng, tuy nhiên không nên cúng trước tượng Phật vì thai nhi không dám nhận. Bạn nên tìm góc khuất tượng để cúng hay cúng.
Cách chuẩn bị đồ cúng cho thai nhi
– Sữa pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ kèm theo ống hút
– Bánh kẹo ngon ( không dùng loại bánh cúng cô hồn hay socola)
– Cứ 1 thai nhi sẽ chuẩn bị 2 bộ quần áo giấy ( cả nam nữ vì chưa xác định được giới tính của bé) và giấy tiền vàng bạc.
Hướng dẫn tụng kinh Địa Tạng cầu siêu cho thai nhi
Bài viết trên của docungvansu.com đã giải đáp thắc mắc của mọi người về việc có nên thờ cúng thai nhi không? Dựa trên góc độ tâm linh để đưa ra lời khuyên cho các gia đình muốn thờ cúng, cầu siêu cho những vong linh thai nhi không may mắn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với bạn.