Lễ Cúng ông Công ông Táo là công việc đầu tiên mà mọi gia chủ cần phải làm để cuộc sống của gia đình trong nhà mới thật đầm ấm, hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm và biết cách cúng rước ông Táo về nhà mới. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nghi lễ cúng thì đồ cúng trọn gói Vạn Sự sẽ giúp bạn ngay sau đây.
1. Khi về nhà mới có cần làm lễ rước ông táo không?
Theo quan niệm của người xưa, ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc. Là vị thần gần gũi và nắm rõ mọi chuyện trong ai đình. Nhiệm vụ của ông là sẽ trình báo lên Ngọc Hoàng Thượng đế những việc gia chủ đã làm được và chưa làm được trong năm qua. Qua đó, các vị thần sẽ đưa ra giải pháp thích hợp để giúp đỡ gia đình gỡ bỏ những khó khăn.
Chính vì lẽ trên mà hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì các gia đình thường tổ chức lễ cúng tiễn đưa ông Công ông Táo về trời. Các ông sẽ trở về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế về việc làm của gia chủ trong một năm vừa qua. Và vào ngày 30 tháng Chạp các gia đình sẽ tổ chức lễ cúng để đưa ông về, tiếp tục che chở, giữ gìn mái ấm của gia chủ.
Có thể nói, ông Táo là biểu tượng cho căn bếp của mọi gia đình. Vì thế, có không ít các gia đình lập bàn thờ riêng để cúng cho ông Táo. Tuy nhiên cũng có nhiều người lại cho rằng việc này không thật sự cần thiết. Vì chuyện gia đình mà bị chi phối quá nhiều bởi thần linh thì sẽ dễ xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn.
2. Cách rước ông Công ông Táo về nhà mới
Bàn thờ ông Công ông Táo cần phải được đặt ở nơi linh thiêng, khô ráo, tránh nước. Tiếp đó, thực hiện các bước dưới đây để tiến hành nghi lễ cúng rước ông Táo về nhà mới. Cụ thể:
- Bước 1: Khi vào nhà mới, gia chủ nên mang các vật dụng có tính tượng trưng vào nhà trước. Chẳng hạn như một cái nệm hoặc một cái chiếu đã được sử dụng.
- Bước 2: Bày mâm cúng ông Táo lên bàn, tùy chỉnh hướng đặt sao cho hợp phong thủy với gia chủ.
- Bước 3: Gia chủ tự thay thắp 3 nén nhang và cắm vào bát hương.
- Bước 4: Chắp tay khấn xin nhập trạch và xin phép đấng thần linh rước vong gia tiên về nơi này để thuận lợi cho việc thờ phụng.
- Bước 5: Tiếp đó, người cúng sẽ tiến hành đọc bài văn khấn thần linh, văn khấn cáo yết gia tiên. Lúc này gia chủ nên chuẩn bị trước bài văn khấn rước ông Táo về nhà mới để dễ dàng hơn trong việc đọc.
- Bước 6: Đun nước sôi, pha trà dâng lên đấng Thần linh và các vong linh của gia tiên. Mục đích của việc làm này là để khai bếp. Chờ đến khi nhang cháy tàn là các bạn đã hoàn thành nghi lễ cúng rước ông Táo về nhà mới.
Hãy nhớ rằng, việc cúng rước ông Táo cần phải được thực hiện bởi chính gia chủ. Không được phép nhờ người khác đến cúng dùm.