Những Kiêng Kỵ Khi Đưa Ông Táo Về Trời

hình ảnh cá chép

Những điều kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo sẽ được Vạn Sự chia sẻ ngay sau đây, không chỉ giúp bạn tiến hành nghi lễ một cách chuẩn xác, tôn nghiêm và trang trọng. Áp dụng những điều này sẽ còn giúp gia đình bạn gặp nhiều điềm lành, may mắn trong  năm mới và xua đuổi những điềm xui.

kieng ky khi cung ong cong ong tao

Những điều nên kiêng trong lễ ông Công ông Táo

Không nên cúng Táo Quân sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Lễ cúng ông Táo ông Công cần phải thực hiện trước khi ông bay về trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế. Vì thế các bạn không nên cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi vì đây là thời điểm mà ông Táo đã cưỡi cá chép bay về trời.

Tùy theo điều kiện về thời gian, công việc mà các bạn có thể sắp xếp cúng ông Táo vào những khoảng thời gian sau. Cụ thể là vào buổi trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 21 tháng Chạp.

Không nên đặt mâm lễ ở dưới bếp

Nhiều gia đình cho rằng, vì ông Táo là thần bếp nên khi cúng sẽ đặt mâm cỗ cúng và lễ vật ở dưới bếp. Thực tế, nhiều chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho biết, việc bày biện mâm cúng ở bếp là không đúng với thuần phong mỹ tục. Cũng như các quy tắc về thờ cúng từ nhiều đời của dân tộc Việt Nam.

Không cầu xin tài lộc khi khấn

Nhiều người có thói quen cầu xin ăn nên làm ra, tấn tài tấn lộc. Tuy nhiên, Táo Quân lên chầu trời đã để báo cáo việc nhỏ việc lớn dưới hạ giới chứ không phải là để bày tỏ mong muốn của gia chủ. Nên các gia đình khi cúng chỉ nên khấn và cầu kinh ông Công ông Táo trình báo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tốt, điều hay.

Không nên thả cá chép từ trên cao xuống

thả cá chép từ trên cao

Cá chép được biết đến là phương tiện để Táo Quân có thể về trời. Và cũng được xem là biểu tượng của thần linh nên các gia đình không nên thả cá chép từ trên cao xuống. Hay cho vào bọc nilon rồi vứt ở những ao hồ, sông suối gần nhà. Những hành động này được xem là mạo phạm đấng thần linh.

Mâm sai lễ vật

Mặc dù ở mỗi vùng miền, địa phương, mỗi gia đình có sự khác biệt về mâm cỗ cúng. Nhưng theo nguyên tắc thì vẫn phải áp dụng những lễ vật cơ bản. Đặc biệt là không nên dâng lên các món ăn kiêng kị như thịt chó. trâu. ngỗng, bò,… Sử dụng  hoa, trái cây giả để bày biện mâm cúng đầy không nên.

Không nên thả cá chép bừa bãi

Việc phóng sinh cá chép về trời được thực hiện khá nhiều sau lễ cúng Táo Quân. Tuy nhiên, không phải thả cá chép ở nơi nào cũng được, mà phải chọn những nơi đảm bảo vệ sinh môi trường. Không có mùi hôi thối, màu nước kì lạ.

Đốt quá nhiều vàng mã

đốt nhiều vàng mã

Đây có lẽ là vấn đề gây ra rất nhiều bàn cãi, nhìn chung tùy vào ý thức và sự hiểu biết của mỗi người. Tuy nhiên, vẫn không nên quá lạm dụng mua sắm quá nhiều tiền giấy, vàng mã vào ngày cúng Táo Quân. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những món cần thiết để tiết kiệm, tránh lãng phí.

Những điều nên thực hiện khi cúng Táo Quân

Lễ vật cúng ông Táo

Mũ ông công bả cổ hay ba chiếc: bao gồm 2 chiếc mũ đàn ông và 1 chiếc mũ dành cho đành bàn. Mũ cho đàn ông thì sẽ có hai cánh buồm, còn mũ cho bà Táo thì sẽ không có. Ngày nay, nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công để tượng trưng.

lễ vật đưa ông táo về trời

Tiền giấy vàng mã: là món lễ vật không thể thiếu trong dịp đặc biệt này. Nhưng đã nói ở trên, các bạn chỉ cần mua những thứ cần thiết phục vụ và việc tiến hành nghi lễ.

Cá chép: có thể sử dụng các chép thật hoặc cá chép giấy đều được. Ở miền Bắc, người dân thường cúng kèm một con cá chép sống, bỏ vào chậu nước ở ý nghĩa cá chép hóa rồng. Trong khi ở những địa phương thuộc Nam Bộ lại thường duer dụng cá chép giấy.

Mâm cỗ cúng

Tùy theo điều kiện kinh tế và gia cảnh của mỗi gia đình mà ngoài những lễ vật kể trên thì họ sẽ chuẩn bị thêm lễ mặn hoặc chay để tiễn đưa ông Táo. Mâm đồ cugs ông Táo cơ bản sẽ bao gồm:

  • Canh mọc
  • Thịt heo luộc
  • Gà luộc/quay
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Hành muối
  • Cá chép nướng (người miền Nam cúng cá lóc nướng)
  • Đĩa rau xào
  • Trái cây tươi
  • Trà, rượu, nước lọc, cau trầu,…

Hiện nay, mâm cỗ cúng ông Táo đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều, không còn phải bắt buộc có đầy đủ các món như ngày xưa. Với những gia đình không có điều kiện chỉ cần chuẩn bị mâm cúng đơn giản 3 món.

Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo cần được đặt ở vị trí quan trọng như bàn thờ Tổ tiên, hay bàn thờ riêng của ông Táo để bày tỏ lòng thành kính.

Lau dọn bàn thờ gia tiên

Việc lau dọn bàn thờ, trang lại bát nhanh cho sạch sẽ là điều mà mỗi gia chủ cần nên làm để thể hiện lòng thành kính đối với các đấng thần linh, tổ tiên. Hãy dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên để đón năm mới thật nhiều may mắn và bình an.

Có thể nói, tiễn ông Táo về trời là phong tục tập quán vô cùng quan trọng của người dân Việt vào những ngày cuối năm. Vì vậy, các gia đình cần quan tâm kỹ đến những điều kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo mà Dịch vụ đồ cúng Vạn Sự đã nêu ở trên để khởi đầu một năm mới tốt đẹp.

Scores: 4.7 (10 votes)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay