Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi “Bố thí là gì?” hay chưa? Câu hỏi này tưởng chừng như là dễ trả lời. Nhưng, thực tế lại không phải vậy. Nó có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đây là một việc thực sự rất nhân văn và cao đẹp. Nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn về việc này cũng như là tìm ra lời giải đáp cho “nghi vấn” trên thì hãy theo dõi bài viết này của Dịch vụ Đồ cúng Vạn Sự nhé!
1. Bố thí là gì? Bố thí ba la mật là gì?
“Bố” có nghĩa là chia ra, phân ra. Còn “Thí” chính là trao tặng. Bố thí là hành động hiến tặng, ban phát vật chất, trí tuệ của mình dành cho người khác. Thậm chí là quên luôn bản thân để giúp ích cho người một cách hết mức có thể. Đây là một việc làm có ý nghĩa sâu xa, mang lại sự tích cực cho nhiều người.
Khi các bạn làm việc đó một cách “thuần thục” cũng như là không còn nghĩ tới việc nhận lại thì đó có nghĩa là bố thí ba la mật.
Việc ấy không chỉ giúp ích cho con người về vật chất, mà nó còn là phương pháp trị tính xấu, tham lam một cách hiệu quả để hướng tới điều thiện lành.
Nói chung, đây là hành động giúp người cả về vật chất lẫn tinh thần.
Chẳng hạn như là: tặng tiền, thức ăn cho người vô gia cư; tuyên truyền lời hay ý đẹp, đạo đức sống cho người khác,…
2. Các loại bố thí ba la mật mà bạn cần phải biết
Bố thí được chia làm 3 loại chính như sau:
– Tài thí
Loại này bao gồm tiền bạc, vật chất và sinh mạng của con người.
Và Tài thí thì lại được chia ra thành 2 loại là:
+ Nội tài:
Bao gồm những vật quý báu như sinh mệnh, những bộ phận của bản thân đem bố thí cho người khác. Ví dụ điển hình như là: xả thân xông vào lửa, xuống nước cứu người; sẵn sàng ban tặng cho người cần đến những bộ phận như thận, tim;…
+ Ngoại tài:
Ngoại tài chính là tặng cho người khác những vật thường dùng của bản thân. Chẳng hạn như là: Đất đai, Đồ đạc, Đồ ăn, Tiền bạc,…
– Pháp thí
Đây là hành động tuyên truyền cho người khác những điều hay ý đẹp, sống theo lẽ phải, đạo đức tốt,…
Bên cạnh đó, Pháp thí còn là việc giúp đỡ cho cả những người giàu có hay nghèo khổ, có địa vị hay không có địa vị,…
– Vô úy thí
Vô úy thí là giúp cho người khác vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Song, để mà có thể giúp người thì chính bản thân người bố thí phải không sợ hãi. Nỗi sợ ở đây là: sợ nghèo, sợ già, sợ chết,….
3. Công Đức (phước báu) của bố thí ba la mật
4. Ý nghĩa của bố thí trong Phật Giáo
Bố thí ba la mật là một việc làm vô cùng cao đẹp, sâu sắc và mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là cách để bạn có thể nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi của chính mình. Việc này nhằm ban niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Khi thực hiện hành động đó thì nên dùng cái tâm chứ không phải làm với thái độ khinh bỉ, miệt thị. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu, làm ô uế tới cụm từ nhân văn – “bố thí”.
Nếu làm cho mọi người vui thì chính bản thân ta cũng sẽ cảm thấy vui. Và dĩ nhiên, đây chính là phương pháp hay để bạn tự tìm cho bản thân những cơ hội mới, những mối quan hệ mới và chất lượng.
Có thể nói, giúp người cũng là giúp mình. Gieo hạt tốt thì sẽ thu được quả ngọt. Vậy nên, nếu các bạn muốn bản thân mình luôn được an yên thì hãy bố thí với sự chân thành nhé!
5. Bố thí như thế nào là đúng chánh Pháp
Nhắc về bố thí, có rất nhiều cách và loại quả báo của bố thí, nhưng cách bố thí như trong kinh Kim Cang đã dạy là cách bố thí có quả báo thù thắng nhất. Vì sao vậy??
Trong kinh Kim Cang dạy rằng, nếu không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp mà hành bố thí (tức là dùng tâm vô trụ – là tâm rộng lớn như hư không), thời phước đức nhiều không thể suy lường. Vì sao vậy? Vì trong kinh Kim Cang có nói, nếu dùng tâm không trụ trước nơi tướng (mà nếu không trụ trước nơi tướng thì tâm sẽ trở nên rộng lớn như hư không) mà hành bố thí, thì thời phước đức cũng lại như thế, không thể suy lường được ( giống như hư không không thể suy lường được).
Cho nên, nếu dùng tâm vô trụ mà hành bố thí, thì phước báo hữu vi nhận được sẽ biến thành công đức vô vi, rộng lớn như hư không (vì thế nên nói phước đức nhiều không thể suy lường) và là con đường thù thắng nhất của hàng Bồ Tát dẫn đến chướng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (trong kinh về pháp bố thí có nói, nếu dùng tâm vô trụ, vô tướng mà hành bố thí, thì sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).
Bậc Bát địa Bồ Tát sau khi ngộ Vô sanh pháp nhẫn và sanh khởi trí tuệ vô tướng, liền được tâm vô trụ. Vì sao vậy? Vì lúc này, Bồ Tát đối với sắc thanh hương vị xúc pháp, đối với 4 tướng Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ Giả biết chúng không sanh cũng không diệt nên không còn dính mắc.
Vì không còn dính mắc nên tâm không còn phiền não, vì không còn phiền não nên tâm đã hoàn toàn thanh tịnh, vì thế từ giai vị này trở lên được xưng là đại Bồ Tát. Lúc này, dù Bồ Tát chỉ làm việc thiện thế gian (như bố thí, cúng dường,… còn việc thiện xuất thế gian là tu tam vô lậu học gồm giới – định – tuệ), xong vẫn thành kết quả giải thoát.
Vậy thế nào là trí tuệ vô tướng?? Vô tướng chính là thật tướng. Ở đây vô tướng không phải là không có hình tướng, mà là ở nơi tướng mà lìa tướng. Trí tuệ vô tướng là một loại trí tuệ sanh khởi ở các hàng Bồ Tát ở giai vị Thất địa trở lên, loại trí tuệ này giúp Bồ Tát không thấy có sở đắc sở chứng; không có tướng Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả; tuy độ vô lượng hữu tình nhưng không thấy mình là người hóa độ; tuy tu vô lượng phước đức như không thấy mình có phước đức (đây cũng giống như lời Phật dạy rằng nếu bố thí mà không thấy mình là người bố thí, không thấy vật được bố thí và không thấy người bố thí, thì gọi là bố thí Ba – la – mật).
6. Hình ảnh nhóm Kusala Dhamma thực hiện hạnh bố thí đến quý chư tăng
Xin kính gởi vài hình ảnh về các Thiện Pháp mà nhóm Kusala Dhamma và các gia đình Phật tử dâng lên Quý Chư Tăng ngày hôm nay (2/1/2022) tại Thiền Viện Tứ Niệm Xứ (Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu).
- Dâng cúng 10 bộ Tạng Luật song ngữ Pali Việt (gđ Phạm Đình Long và nhóm Kusala Dhamma)
- Dâng cúng 5 liêu cốc (nhóm Kusala Dhamma, gđ Viên Hương, gđ Đình Long, gđ Viên Hòa, gđ Viên Phương + bạn hữu)
- Dâng cúng hệ thống điện 3 pha (nhóm Kusala Dhamma)
- Dâng cúng giếng nước (gđ Viên Hòa và nhóm Kusala Dhamma)
- Dâng cúng Trai Tăng (nhóm Kusala Dhamma)
- Dâng cúng vật dụng (nhóm Kusala Dhamama + gđ Viên Hòa)
Xin chia phước về tất cả, xin nguyện nương theo phước báu này mà tất cả chúng con luôn thuận duyên tu tập giải thoát Niết Bàn, chấm dứt sanh tử luân hồi).
Xin tri ân tất cả.
Sadhu Sadhu Sadhu!!!
7. Lưu ý nên đọc kỹ
Các bạn không nên bố thí cho người khác những vật sau:
- Những thứ không trong sạch, vật chất có được từ việc phi pháp,…
- Rượu, bởi vì đây là vật chất có chứa “độc tính”.
- Các loại bẫy.
- Đao và cung tên.
- Âm nhạc nữ sắc.
Ngoài ra, khi bố thí thì quý vị cũng cần tránh một số vấn đề như là:
- Sau khi bố thí ba la mật thì nghĩ tới những tội lỗi của người được nhận ở trong quá khứ của họ, nói ra những câu nói ác ý hay có sự nghi ngờ đối với người nhận.
- Trong lúc làm điều đó thì tâm không bình đẳng.
- Đòi hỏi yêu cầu đối với người được tặng quà.
- Tự khen ngợi chính mình sau khi hoàn thành việc có ý nghĩa nhân văn này.
- Nói nhiều nhưng làm ít.
Bố thí ba la mật chính là một việc cao cả và thiêng liêng. Nếu bạn làm việc thiện, việc có đức thì chắc chắn sẽ thu được nhiều điều tích cực. Chúng tôi hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn. Và nên nhớ, nếu muốn đời an yên thì hãy tạo phúc đức nhé! Hãy bố thí thật tâm và chân thành nhất nha!