Những địa điểm lý tưởng để phóng sinh cá chép vào lễ Táo Quân sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Theo phong tục, vào ngày 23 tháng Chạp các gia đình Việt sẽ chuẩn bị đồ cúng ông táo về trời và thả cá chép ra sông hồ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm sông, hồ hay địa điểm phóng sinh tại tphcm không phải là chuyện dễ dàng. Hãy cùng Vạn Sự “điểm danh” những địa điểm thả cá nổi tiếng tại tphcm nhé!
Nên thả cá chép vào thời điểm nào để tiễn Táo Quân
Việc thả cá chép về trời sau khi đã hóa vàng cúng để tiễn đưa ông Công ông Táo không có một quy định cụ thể nào về thời gian. Nhưng các gia chủ không nên thả cá sau ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Vì lúc này, ông Công ông Táo đã đi về trời rồi.
Phóng sinh cá chép là nghi thức mang ý nghĩa tâm linh nên được thực hiện một cách hết sức thành kính. Với mong muốn một năm mới gặp thật nhiều may mắn, tốt đẹp nên đừng thả cá quá muộn để tránh những sai sót.
Những địa điểm phóng sinh cá chép ở tphcm
Chùa Diệu Pháp
Ngôi của này nằm cạnh một khúc sông Sài Gòn, có nhiều bậc thang và rào chắn để đảm bảo an toàn cho người dân trong quá trình phóng sinh cá chép.
Địa chỉ Google Map: Số 188 đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Chùa Pháp Hoa
Chùa tọa lạc cạnh đoạn sông Nhiêu Lộc nên có nước rất sạch, trong và không bị ô nhiễm, có mùi hôi thối như những khu vực khác. Do vậy, mọi người có thể an tâm khi thả chép ở khu vực này.
Địa chỉ map: Số 120/47 đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Chùa Nam Thiên Đệ Nhất Trụ
Ngôi chùa này nằm ở giữa lòng hồ Long Nhãn nên rất thích hợp để phóng sinh cá chép. Không chỉ những ngày lễ tết mà vào những ngày thường người dân đến đây để phóng sinh cá phép cũng rất động.
Đường đến chùa: Số 100 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM.
Bến sông An Lộc
Dòng sông này khá sạch, không có rác thải, nước sông không bị đục. Vì thế, nơi này là địa điểm rất lý tưởng đến người dân phóng sinh cá chép vào lễ cúng ông Công ông Táo mà không lo cá bị chết vì nước bị ô nhiễm.
Chỉ dẫn đường đi: Số 39A đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM.
Sông Vàm Thuật
Con sông này nổi tiếng là khá sạch sẽ, rất ít rác thải nên nước sông lúc nào cũng trong xanh, không có mùi hôi thối. Mọi người có thể hoàn toàn yên tâm khi thả cả ở nơi này mà không lo lắng đến vấn đề ô nhiễm môi trường.
Chỉ đường: sông thuộc quận Gò Vấp, TPHCM
Một vài lưu ý khi phóng sinh cá ở TPHCM
- Trước khi tiến hành thả cá, bạn phải lựa chọn những địa điểm phóng sinh kỹ lưỡng. Những khu vực bờ sông, hồ sạch sẽ, không bị ô nhiễm để đảm bảo cá có môi trường tốt để sinh sống.
- Khi tiến hành phóng sinh, mỗi lần bạn chỉ nên thả từ từ 1 đến 2 con. Việc thả quá nhiều cá một lần sẽ khiến xô xát, làm chết những con cá yếu hơn.
- Bạn nên đến gần khu vực bờ sông hoặc hồ và thả cá một cách nhẹ nhàng nhất. Không nên đứng từ trên cầu, thả cá từ cao xuống. Bởi vì khi thả cá như vậy, giá cộng thêm với áp suất nước lớn dễ làm cá bị thương, chết.
- Hãy nhớ rằng, luôn phải dọn vệ sinh quanh khu vực sau khi đã thả cá xong nhé. Tuyệt đối không được vứt bịch nilon, xô nhựa xuống dưới dòng sông hồ sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Ý nghĩa của tục phóng sinh cá chép
Theo quan niệm của người xưa, cá chép sẽ hóa hồng màu hồng thì sẽ bay về trời. Chính vì vậy, cá chép được hiểu là phương tiện để đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Bên cạnh đó, cá chép còn được biết đến là biểu tượng của sự mạnh mẽ, ý chí kiên cường, bất khuất. Vượt qua mọi khó khăn để biến thành rồng, nên cá chép được xem như một biểu tượng để gửi gắm sự thành công, thịnh vượng cho năm mới.
Ngoài ra, việc thả cá chép không ý mang ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn là một hành động vô cùng đẹp của con người về sự lương thiện.
Tóm lại, việc thả cá chép vào lễ cúng ông Công ông Táo dù mang ý nghĩa tâm linh hay làm việc thiện đều là một việc làm tốt. Đừng quên chọn những địa điểm sạch sẽ, không bị hôi thối, ô nhiễm môi trường để thả cá nhé. Có như vậy thì việc phóng sinh cá của các bạn mới mang ý nghĩa trọn vẹn. Cảm ơn quý đọc giả vì đã dành thời gian theo dõi hết bài viết của Vạn Sự.