Cúng Thần tài không chỉ là tín ngưỡng mà còn là nét văn hóa thờ cúng độc đáo của người dân Việt, dẫu vậy, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của việc cúng Thần tài, về nhà mới không hay nên lập bàn thờ Thần tài, ở đâu, chuẩn bị những gì? Còn đối với những gia đình không có bàn thờ ông Thần tài thì có nên cúng hay không. Mọi thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua bài viết của đồ cúng trọn gói Vạn Sự ngay sau đây.
1. Không kinh doanh, buôn bán có nên thờ Thần Tài
Thực tế, không có quy định nào bắt buộc việc phải thờ cúng Thần Tài. Vì đây chỉ là phong tục cổ của người Việt, không phải ở khu vực nào cũng duy trì nét văn hóa tâm linh này. Mặc dù ngày nay, ông Địa và Thần Tài thường được người ta thờ chung với nhau. Nhưng cũng có một số gia đình chỉ thờ ông Địa Với lý do những gia đình kinh doanh thì mới nên thờ Thần Tài để phù hộ cho việc làm ăn.
Quan điểm trên không hề sai, tuy nhiên ông bà ta vẫn có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Những gia đình không làm ăn kinh doanh, buôn bán nhưng có lòng và điều kiện thì vẫn nên thờ ông Thần tài. Ông Địa và Thần Tài là hai vị thần cai quản vật thực, tài lộc, tiền bạc cho gia đình. Do vậy, việc thờ cúng hai vị thần này trong nhà cũng sẽ mang đến ý nghĩa tâm linh nhất định, giúp đất đai tài chính của gia đình ổn định và ít hư hao hơn.
2. Bàn thờ cúng Thần tài gồm những gì
Theo quan niệm dân gian, để cầu tài lộc người ta thường cúng hoa quả, trái cây. Tuy nhiên, quan niệm này lại không phù hợp với Phật giáo vì trái quy luật. Đạo phật không dạy con người cầu giàu sang bằng cách cung phụng cho một vì thần nào đó. Nhìn chung, tùy vào quan niệm của mỗi gia đình mà có hoặc không lập bàn thờ Thần tài.
2.1. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Người xưa thường quan niệm rằng, “Nhất vị nhị hướng” và đây là hai điều mà mọi gia chủ cần phải lưu tâm khi chọn vị trí đặt bàn thờ. Vì có như vậy thì mới giúp mang đến tài lộc, thuận lợi trong công việc và giúp sự nghiệp của gia chủ luôn phát triển và bền vững. Vị trí và hướng đặt bàn thờ cần phải hợp mệnh với người gia chủ.
Thông thường, người ta sẽ đặt bàn thờ Thần Tài và ông Địa ở dưới mặt đất, hướng ra ngoài cửa chính với mong muốn thu hút tài lộc vào nhà. Nếu gia chủ không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này thì hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phong thủy.
2.2. Bày biện gì trên bàn thờ Thần tài ở nhà mới
Khi sắp xếp bàn thờ cúng, gia chủ cần phải đặt tượng Thần Tài, ông Địa ngang hàng với nhau. Ông Thần Tài được đặt ở bên trái và ông Địa sẽ được đặt ở bên tay phải từ ngoài hình vào. Bên cạnh đó, trên bàn thờ phải có một số vật phẩm sau:
- Bài vị
- Phật Di Lặc
- 3 hũ gạo, muối, nước
- Bát hương
- Một bát sâu lòng
- Ông Cóc
- Kỷ trà 5 chén hoặc 3 chén
- Bình hoa
- Đĩa đựng hoa quả
Ngoài những vật phẩm kể trên, gia chủ có thể đặt thêm một vài món trang trí cho bàn thờ ông Địa – ông Thần tài. Chẳng hạn như vòng tỏi, linh vật Tỳ Hưu, vòng hoa mai,… thùy thêm điều kiện của mỗi gia đình mà sắm sửa cho phù hợp.
3. Không có bàn thờ Thần Tài cúng ở đâu?
Có thể nói thờ cúng Thần Tài là phong tục đã được lưu truyền từ rất lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay không phải gia đình nào cũng lập bàn thờ cúng Thần địa trong nhà. Với những gia đình này họ không có bàn thờ nên không biết cúng ở đâu. Và thường thắc mắc rằng có nên cúng ông Thần Tài khi không có bàn thờ, hoặc chưa lập bàn thờ kịp hay không.
Trên thực tế, việc thờ cúng ông Thần Tài cũng giống như việc thờ ông bà, Phật,… Tức là phải thể hiện sự tôn trọng của mình đối với đấng thần linh, lập một bàn thờ cúng riêng và giữ cho không gian thanh tịnh, không bị ô uế bởi tạp vật.
Vì thế các gia đình không có bàn thờ đều được nhiều chuyên gia khuyên không nên cúng ông Địa – Thần Tài khi chưa có không gian phù hợp. Chỉ khi lập bàn thờ thì việc thờ cúng mới linh nghiệm và thể hiện được lòng thành của gia chủ.
Qua những chia sẻ của Vạn Sự, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bàn thờ cúng Thần Tài. Bây giờ, bạn không phải lo lắng đến vấn đề không hiểu ý nghĩa cúng Thần tài thì về nhà mới không hay nên lập bàn thờ Thần tài.