Phẩm Oản là gì trong văn hóa Tâm Linh người Việt

banh pham oan truyen thong

Phẩm oản là gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc thờ cúng tại chùa chiền, đền, đình tại Việt Nam sẽ được đồ cúng trọn gói Vạn Sự giới thiệu tại bài viết lần này. Sự hiện diện của phẩm oản trên bàn thờ là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Bên cạnh đó, bánh oản hay oản bột cũng được biết như là một di sản ẩm thực văn hóa tiêu biểu đã gắn liền với đời sống nhân dân suốt hàng trăm năm qua.

Bài viết liên quan

Quan niệm xếp 6 bát trên mâm cúng gia tiên, rằm tháng 7 liệu còn đúng theo ý người xưa?

[Tổng hợp] 12 món chay ngon để cúng rằm tháng 7 thêm ý nghĩa bình an

Cách người Việt chuẩn bị cúng rằm tháng 7 chuẩn và đúng bài

1. Phẩm oản là gì?

pham oan la gi

Phẩm oản hay oản bột là một trong những món bánh quen thuộc được dâng lên bàn thờ vào các dịp lễ quan trọng. Hình ảnh những chiếc bánh với vỏ ngoài nhiều màu sắc thường xuất hiện nhiều tại đền, chùa, đình,…

Đây là sản phẩm được cúng thực lên Thần Linh, Phật Tổ và đã có mặt trong đời sống của người Việt Nam suốt một trăm năm qua. Phẩm oản có hình dáng như một tòa tháp với đế trụ dài, có chóp bằng, hình tròn nhỏ nhắn nhưng không có góc cạnh. Điều này như thể hiện ý nghĩa không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc. Cũng tương tự lời Phật Tổ đã chỉ dạy rằng vạn vật đều không có giới hạn.

Ngoài ra, một số người lại cho rằng hình dạng của phẩm oản giống như một chiếc chuông nhỏ. Bên trong ẩn chứa những triết lý sâu sắc về tín ngưỡng, tôn giáo, lời răn dạy của Phật tổ.

Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có một tài liệu nào chứng minh hay giảng dạy về ý nghĩa hình dạng của chiếc bánh này. Thế nhưng oản bột vẫn trở thành một phần không thể thiếu trên mâm cúng ngày Lễ Tết, tại Chùa, Đình, Đền, Miếu,…

2. Bánh oản có ăn được không?

y nghia cua pham oan trong van hoa nguoi viet

Bánh oản có rất nhiều chủng loại được phân chia thành nhiều tên gọi tùy thuộc vào nhân làm bánh. Ví dụ trong số đó có thể kể đến như: bánh oản bột huỳnh tinh, bánh oản bột nếp, bánh oản bột đậu xanh, bánh oản bột đậu ván,… Thông thường sau khi bột chín sẽ được in và tạo hình bằng các khuôn có hoa văn các chữ Thọ, Phúc, Lễ, Tâm, Lộc… hoặc các hình dạng như hoa sen hoặc trái đào tiên.

Đặc trưng nổi bật của phẩm oản chính là được gói bằng giấy nhiều màu sắc khác nhau. Vậy nên ngoài tên gọi bánh cộ, bánh in, thì phẩm oản còn được gọi là bánh ngũ sắc.

Vậy bánh oản có ăn được không? Câu trả lời là có. Đây là món bánh quen thuộc được rất nhiều gia đình yêu thích, đặc biệt là các trẻ. Thông thường sau mỗi buổi đi lễ chùa, đình, miếu,… ông bà hoặc cha mẹ vẫn thường mang bánh oản về cho con cháu. Vậy nên loại bánh này từng là món ăn ưa thích của giới trẻ vào hơn ba mươi năm trước.

3. Cách làm bánh oản truyền thống

banh pham oan co an duoc khong

Theo truyền thống, oản bột thường có màu trắng trong thanh khiết với nguyên liệu chính là bột và đường. Với nét đặc trưng riêng biệt như vậy, sẽ rất khó để bạn có thể nhầm lẫn loại bánh này với những món bánh khác trên bàn thờ Tổ Tiên, hay tại đình, chùa. 

Cách làm bánh oản cúng cũng rất đơn giản. Nếu như bạn muốn tự làm bánh oản thay vì tìm mua, bạn có thể tham khảo hướng dẫn bên dưới của Vạn Sự.

3.1 Nguyên liệu làm bánh oản

  • Bột nếp: 500 gram;
  • Bột năng: 30 gram;
  • Đường: 500 gram;
  • Nước lọc: 200ml;
  • Nước cốt chanh: 0,25 tsp;
  • Nước hoa bưởi: 2 tsp.

Dụng cụ cần chuẩn bị: Khuôn bánh oản (với hình hoặc chữ tùy chọn), bát sạch, thìa, giấy gương nhiều màu sắc được dùng để gói bánh.

3.2 Hướng dẫn cách làm bánh oản đơn giản tại nhà

Bước 1: Bạn cần trộn bột nếp với bột năng, sau đó đem rang cùng với lá dứa cho đến khi chúng chuyển sang màu rêu xanh.

Bước 2: Bạn đun sôi đường với nước lọc cho đến khi hỗn hợp sánh lại và có thể kéo thành những sợi đường mảnh như sợi chỉ. Sau đó bạn để nguội trước khi cho nước cốt chanh và nước hoa bưởi vào trong để đảo đều.

Bước 3: Bạn cho hỗn hợp bột đã được rang chín ở bước 1 vào trong âu nước đường. Tiếp tục trộn đều hỗn hợp cho đến khi bột thấm hết nước đường.

Bước 4: Bạn phủ một lớp bột áo lên khuôn bánh, sau đó tiếp tục ém bột vào trong khuôn. Để nguyên hiện trạng trong vòng 15 phút để bánh định hình. Trong thời gian này, bạn tuyệt đối không được phép xê dịch khuôn vì có thể làm bánh bị vỡ.

Bước 5: Bạn gỡ bánh ra khỏi khuôn, sau đó dùng giấy nhiều màu sắc gói lại. Vậy là bánh oản đã được hoàn thành.

Bánh oản là một món bánh thơm ngon rất được người dân Việt Nam yêu thích trong suốt bề dài lịch sử. Thông qua bài viết trên của Vạn Sự, bạn đã hiểu được phẩm oản là gì cũng như món bánh này quan trọng trong các dịp lễ cúng như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng biết cách làm bánh oản đơn giản tại nhà cho bản thân và người thân thưởng thức.

Scores: 4.58 (13 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay