Tại sao Ông Táo lại cưỡi cá chép chầu trời gặp Ngọc Hoàng

hinh anh ca chep ve troi

Hình tượng cưỡi cá chép thường thấy trong mâm lễ cúng ông công ông táo để bay về chầu trời ngày 23 tháng Chạp hàng năm có lẽ không còn quá xa lạ trong tâm trí người Việt. Tuy nhiên không phải người Việt nào cũng biết về sự tích này cũng lý giải vì sao Ông chỉ cưỡi cá chép chầu trời. Tham khảo bài viết dưới đây của dịch vụ đồ cúng Vạn Sự để hiểu rõ hơn nhé!

1. Nguồn gốc sự kiện ông Công ông Táo cưỡi cá chép chầu trời

giai thich ong tao cuoi ca chep ve troi

Từ xa xưa, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, mọi gia đình sẽ lại chuẩn bị mâm cỗ cúng ông công ông táo để tiễn đưa các ông về chầu trời. Theo niềm tin của người Việt Nam thì lúc ông Công ông Táo về trời sẽ bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng đế mọi chuyện đã xảy ra trong một năm qua của gia đình. Và cho đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch (đêm giao thừa) thì ông Công ông Táo mới trở lại trần gian để tiếp tục quản thúc chuyện bếp lửa.

Và một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng Táo Quân đó chính là cá chép. Bởi vì theo quan niệm của người xưa, cá chép là phương tiện để các ông Táo có thể bay về Thiên Đình để chầu trời. Tùy theo mỗi vùng, địa phương mà người ta sẽ chuẩn bị cá chép còn sống hoặc cá chép giấy đều được.

2. Tại sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép về chầu trời

hình ảnh cá chép may mắn

Trong dân gian, người ta vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện “Cá chép vượt vũ môn để hóa rồng”. Câu chuyện kể rằng, trong một năm nọ vì khí hậu quá khô hạn mà ông Trời đã tổ chức một cuộc thì để có con vật sinh sống dưới nước có thể hóa thành rồng. Cuộc thi sẽ trải qua với 3 đợt thi chính là ba đợt sóng dữ đội và con vật nào vượt qua sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Đồng nghĩa với việc, con vật đó sẽ có cơ hội được hóa làm rồng.

Và cũng trong cuộc thi này, cá chép loài vật duy nhất giành chiến thắng bằng sự quyết tâm và một tinh thần thép, không nản chỉ. Dù có trải qua những đợt sóng mạnh, gió lớn đến thế nào đi chăng nữa thì cá chép vẫn kiên trì, nỗ lực hết mình để vượt qua và đi đến cửa vũ môn. Cũng từ đó, cá chép được hóa thành rồng, bay lên trời cao, phun mưa cho trần gian, khôi phục lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc như xưa.

Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch, là một nghiên cứu viên cao cấp của viện nghiên cứu văn hóa nhân gian Việt Nam, sở dĩ có quan niệm này là bởi vì “Trong tiềm thức của người Việt xưa và cả ngày nay thì cá chép là linh vật có thể hóa thành rồng và bay lên trời xanh. Chính vì vậy mà họ đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép là phương tiện để các ông bay lên trời”.

ca chep ong tao cuoi ve troi gap ngoc hoang

Khi nói về vấn đề này, giáo sư Trần Lâm Biển cũng đã từng chia sẻ, trong âm dương thì cá chép là biểu tượng của tính âm, đồng nhất với mặt trăng. Do vậy mà người ta cho rằng cá chép có thể bay lên trời cao được, trở thành một con vật của Thiên Đình. Chính vì vậy mà cá chép dần trở thành một vật linh thiêng, được sùng bái không khác gì so với rồng.

Ngoài ra, cá chép cũng được xem là biểu tượng cho sức khỏe, bình an mang đến tài lộc, may mắn cho một năm mới. Có thể nói ông Táo cưỡi cá chép còn thể hiện mong ước của người dân Việt về sự thay mới, những điều tốt đẹp. Đây là ước mơ ngàn đời của ông cha ta, nên trong tất cả các câu chuyện dân gian tốt đẹp đều có hình ảnh cá chép bay lên trời. Dân gian tin rằng, cưỡi cá chép thì mới thăng tiên, thăng hoa được. 

Tóm lại, cá chép vừa là phương tiện để ông Công ông Táo di chuyển và là biểu tượng tốt đẹp cho năm mới và không thể thay thế bằng bất kỳ con vật nào khác. Bài viết là những chia sẻ của Vạn Sự, lý giải việc ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời. Dù là vì nguyên nhân nào đi chăng nữa thì hình tượng cá ông Công ông Táo cưỡi cá chép là một hình ảnh đẹp và không bao giờ bị lãng quên và dịp tết Nguyên đán hàng năm.

Scores: 4.91 (16 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay