Cúng sửa làm nhà (động thổ), cất nóc, nhập trạch là ba nghi lễ rất quan trọng của người Việt khi làm nhà. Trong đó, cúng nhập trạch – cúng về nhà mới là nghi thức nhằm thông báo, trình diện với các đấng Thần Linh, Thổ Địa ở nhà mới. Trong bài viết này, dịch vụ đồ cúng Vạn Sự sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị và đọc bài cúng về nhà mới, văn khấn nhập trạch đúng cách để có thể thực hiện nghi lễ một cách trọn vẹn.
1. Nghi lễ cúng nhập trạch thực hiện như thế nào?
Trước khi bắt đầu chuyển vào nhà mới, gia chủ cần mang vật đều tiên vào nhà là một chiếc chiếu hoặc nệm đang sử dụng. Tiếp sau đó, các thành viên còn lại trong gia đình sẽ mang bếp nấu, chổi, gạo, nước, lễ vật cúng Thần Linh.
Tương tự như lễ cúng làm nhà, mâm lễ vật cúng nhập trạch cũng phải có đầy đủ các vật phẩm cơ bản như nước trà, rượu, nhang, đèn, hoa quả, thịt gà,… Đặt mâm cúng ở vị trí cao, hướng hợp mệnh với gia chủ. Sau đó, gia chủ sẽ thắp một nén nhang, cắm và bát hương và thực hiện lễ khấn.
Sau đó, gia chủ sẽ nhóm bếp lửa để nấu nước pha trà dâng lên các vị Thần Linh. Tiếp theo đó, người cúng sẽ lần lượt thực hiện những công việc sau:
- Xin phép đấng Thần Linh để được vào ở tại nhà mới.
- Xin phép lập bát hương thờ Thần Linh.
- Xin phép đấng Thần Linh rước vong linh của gia tiên về nhà mới để thờ cúng.
2. Bài cúng nhập trạch về nhà mới, cúng làm nhà
Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền đã hình thành từ rất lâu đời. Nghi lễ này sẽ được thực hiện khi bạn muốn chuyển đến sinh sống ở một vùng đất mới. Có thể hiểu đơn giản, sau khi cúng làm nhà (động thổ), cúng cất nóc thì gia chủ cần phải tiến hành cúng nhập trạch để thông báo với Thổ Địa và các vị thần trước khi dọn vào ở nhà mới.
2.1. Văn khấn nhập trạch nhà mới – Thần Linh
Nam mô a di đà Phật! (Lặp đi lặp lại 3 lần)
Chúng con xin kính cẩn lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương.
Chúng con xin kính cẩn lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.
Chúng con xin kính cẩn lạy Thần Linh Thổ Địa
Chúng con xin kính cẩn lạy Bản Gia Táo Quân
Chúng con xin kính cẩn lạy tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.
Tín chủ chúng con tên là: …
Tuổi – mệnh: …
Hôm nay, ngày/tháng/năm (nhằm ngày/tháng/năm âm lịch)
Chúng con xin sắm sửa lễ vật, hương quả cùng trầu cau bày lên trước án, xin tâu trình đến chư vị thần linh:
Gia đình chúng con vừa xây (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ … Hôm nay, công trình đã hoàn thành viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt nên chúng con cúi mong chư vị Thần linh tề tựu hiển linh trước án, thụ hưởng lễ vật. Chứng giám cho lòng thành của chúng con mà cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, tiếp đó lập bát hương cúng thần linh. Kính mong các vị thần anh minh cho tín chủ chúng con được rước vong linh gia tiên về nhà mới để thờ phụng.
Cầu xin được thần linh chứng giám, phù hộ độ trì cho gia đình của chúng con làm ăn phát đạt, cuộc sống an lành, tấn tài, tấn lộc, vạn sự như ý nguyện.
Tín chủ chúng con cúi xin thành tâm mời những hương linh, vong hồn không nơi nương tựa ở quanh đây đến hưởng thụ lễ vật. Mong các vị phù trì cho gia đình con ăn nên làm ra, gia đạo hòa thuận, cuộc sống an nhàn.
Chúng con lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ các vị, kính mong được thần linh chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại đúng lần)
2.2. Văn khấn nhập trạch – Khấn Gia tiên
Nam mô a di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại đúng 3 lần)
Chúng con xin kính cẩn lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG GIA TẠI THƯỢNG
Chúng con xin kính cẩn lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.
Tín chủ chúng con tên: …
Hôm nay, ngày/tháng/năm (nhằm ngày/tháng/năm/ âm lịch)
Chúng con vừa dọn đến nhà mới ngụ tại địa chỉ: …
Nhờ ân phúc của tổ tiên hai bên nội ngoại phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con xin sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, thành tâm thắp nén nhang dâng lên trước án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên hai bên nội ngoại, chư vị hương linh chứng giám cho lòng thành của tín chủ chúng con. Cùng nhau tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho con cháu được xuất nhập bình an, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an, vạn sự đều như ý muốn.
Chúng con cũng xin được phép rước tổ tiên hai bên nội ngoại về địa chỉ mới tại … để tiếp tục thờ phụng, thể hiện chữ hiếu.
Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại đúng 3 lần)
3. Cách đọc văn khấn nhập trạch
Không ai quy định người cúng phải học thuộc hai bài văn khấn cúng sửa nhà, cúng nhập trạch bên trên. Bạn có thể in chúng ra hai tờ giấy để cầm đọc lúc cúng. Việc đọc to hay nhỏ không quan trọng, tuy nhiên phải rõ từ và tỏ thái độ thành tâm khi đọc.
Người đọc văn khấn cúng làm nhà hay nhập trạch đều nên là người đàn ông, trụ cột trong gia đình. Chẳng hạn như cha, con trai trưởng, cháu đích tôn. Nếu gia đình vắng nam nhân thì mẹ hoặc vợ có thể làm thay.
Trong trường hợp bạn chuyển đến ở chung thì thì lúc đọc văn khấn nên bổ sung chính xác khu ở, số tầng, số phòng. Văn khấn nhập trạch nhà thuê cũng tương tự như trên, không có gì khác biệt.
Nói chung, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn có thể áp dụng hai bài cúng ở trên trong nhiều trường hợp (bài cúng làm nhà, căn hộ, chung cư, nhà trọ, mua lại nhà,…) . Tuy nhiên, phải chỉnh sửa lại từ ngữ sao cho thích hợp với nhu cầu của mình.
Có thể nói, nghi lễ cúng nhập trạch chuyển về nhà mới quan trọng không kém cạnh gì lễ cúng làm nhà. Chính vì thế, khi thực hiện nghi thức này thì các gia chủ phải hết sức cẩn thận để mọi thứ được chỉn chu nhất nhé. Rất hy vọng những chia sẻ của Vạn Sự về bài cúng về nhà mới- văn khấn nhập trạch hữu ích với bạn đọc.