Điểm khác nhau giữa lễ VU LAN và cúng Cô Hồn là gì?

phan biet diem khac nhau giua le vu lan va le cung co hon

Cúng cô hồn và cúng Rằm tháng 7 (lễ vu lan) nhiều người cho vẫn nghĩ rằng đây là hai lễ cúng này là một. Tuy nhiên, thực tế đây là hai lễ cúng khác nhau cả về mặt ý nghĩa và hình thức. Cúng cô hồn là cúng bố thí cho những vong hồn vất vơ, không nơi nương tựa trong khi đó, lễ vu lan là cúng báo hiếu. Để hiểu rõ hơn cũng như có thể phân biệt cúng cô hồn và lễ Vu Lan thì các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của dịch vụ đồ cúng Vạn Sự.

Sự tích lễ Vu Lan Bồn

le vu lan bon

Người xưa truyền lại rằng, lễ vu quy bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Mục Liên. Ông được biết đến là một tu sĩ khác đạo, đã quy y và trở thành đề tự lớn của Phật. Hơn thế nữa, ông còn được liệt kê vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật giáo. Sau khi đã tu thành chứng quả A La Hán, ông nhớ về mẫu thân của mình nên dùng phép huệ nhãn để nhìn xuống cõi trần. Thì lúc này ông thấy cảnh mẹ mình đang bị đày đọa vào kiếp ngạ quỷ ở nơi địa ngục A Tỳ.

Nhìn thấy mẹ mình thân hình ngày càng tiều tụy, đói khát nhưng không được cho ăn cho uống nên Mục Liên liền sử dụng phép thuật của mình để đến bên và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng mọi sự không như mong muốn của ông, những hạt cơm gần đến miệng của mẹ thì lập tức hóa thành lửa. Không biết phải làm thế nào, Mục Liên trở về thưa chuyện với Đức Phật mong được chỉ dạy cách cứu mẹ.

Đức Phật cho Mục Liên biết rằng, vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ của ông mới phải sinh vào nơi ác đạo, hóa thành loài ngạ quỷ. Phật bảo rằng, một mình Mục Liên nếu muốn cứu mẹ thì không thể mà cần phải nhờ đến uy đức của húng tăng khắp nơi. Mọi người cùng đồng tâm, hiệp lực cầu nguyện thì mới cứu rỗi được.

Theo lời dạy của Đức Phật, Mục Liên thánh kính đi rước chư tăng ở khắp phương về. Đặc biệt là những sư tăng đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ sự trợ giúp của các vị sư tăng này mà vong linh mẹ Mục Liên mới có thể thoát khỏi sự khổ đạo. 

Ngoài ra, Đức Phật còn chỉ dạy Mục Liên chuẩn bị các món ăn, hương dầu, đèn nến, chăn màn, quần áo, thau rửa mặt, chiếu gối,… để dâng lên các vị chư tăng. Và cứ vào đúng Rằm tháng 7 thì lập đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực thì các vị chư tăng sẽ chủ tâm cầu nguyện cho cha mẹ và gia tiên đời thứ 7 của gia chủ được siêu thoát. Thực hiện như lời dạy của Đức Phật, cuối cùng thì vong mẫu của Mục Liên cũng được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ và quay về cảnh giới lành.

Sự tích lễ cúng Cô hồn

su tich le cung co hon

Ở Trung Hoa, phật tử sẽ gọi lễ cúng nỳ là Phóng diệm khẩu. Tức là lễ cúng để bố thí và cầu nguyện cho quỷ đói miệng lửa. Tuy nhiên, dân gian hiểu rộng ra nên nói thành là cúng Cô hồn, tức bố thí cho những vong hồn không nhà cửa, không nơi nương tựa chốn trần gian.

Sự tích cúng Cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện của ông A Nan Đà với con quỷ miện lửa (được biết đến là diệm khẩu). Trong một buổi tối nọ, khi mà A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì nhìn thấy một con ngạ quỷ, thân thể thì khô khốc, cổ nhỏ mà rất dài, miệng khè ra lửa bước vào. Con quỷ bảo rằng, A Nan sẽ chết trong 3 ngày sau và sẽ được luân hồi vào cõi ngạ quỷ, miệng lửa.

A Nan quá sợ nên bèn nhờ con quỷ ngạ chỉ cho cách để tránh khỏi khổ đồ. Con Quỷ bèn bảo rằng: “Ngày mai ông phải bố thí cho bọn quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, soạn lễ cúng đường Tam Bảo thì bọn quỷ chúng tôi sẽ tăng thêm tuổi thọ cho A Nan. Còn lũ quỷ chúng tôi thì sẽ quay trở về cõi trên”. 

A Nan mang câu chuyện này kể lại cho Đức Phật, ngài chỉ cho anh bài chú gọi “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan hàng ngày đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phần phúc thọ, tục cúng cô hồn cùng bắt nguồn từ đây.

Phân biệt tục cúng Cô hồn với lễ Vu Lan

nguoi dan tham gia le cung co hon

Vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân sẽ tổ chức lễ cúng Vu Lan (báo hiếu). Và vào ngày này, nhà nhà cũng chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn hàng tháng hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân. Mặc dù tổ chức cùng ngày nhưng ý nghĩa hai lễ cúng này hoàn toàn khác nhau. Cúng Vu Lan là để cầu siêu cho ông bà, cha mẹ bảy đời. Trong khi đó, cúng Cô hồn là để bố thí cho những vong hồn không nhà cửa, không được thờ cúng.

Thông thường, vào rằm tháng 7 người dân sẽ cúng cô hồn trước ngày 15 và hóa vàng mã trong ngày hôm sau. Vì theo ý kiến của những nhà tâm linh thì từ mùng 2 đến 14 tháng 7 âm lịch Âm phủ sẽ mở cửa địa ngục. Lúc này những vong hồn sẽ được xá tội, thoát về cõi dương và vảng vất khắp trần gian. Vào dịp này, người dân sẽ sắm sửa và chuẩn bị mâm cỗ để cúng bố thí cho các vong linh không nhà không cửa, không nơi nương tựa để cầu mong bình an và không bị “quấy phá”.

Lễ Vu Lan cũng diễn ra vào rằm tháng 7 nhưng là để báo hiểu, hướng công đức cho người thân trong quá khứ nhanh chóng được siêu thoát. Vào ngày này, gia chủ sẽ sắp một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả đơn giản để cúng Đức Phật tại gia.

Chắc hẳn giờ đây, các bạn đã hiểu rõ và có thể phân biệt cúng cô hồn và lễ cúng Vu Lan rồi đúng không. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Vạn Sự để có thể biết thêm nhiều thông tin thú vị.

Scores: 4.64 (15 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay