Theo văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, vào dịp Tết Trung Thu (ngày Rằm tháng 8) là tết đoàn viên. Đây cũng là dịp để con cháu tưởng nhớ công ơn của ông bà tổ tiên. Mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cúng dâng hương bàn gia tiên và ngoài trời, đọc văn khấn rằm tháng 8 theo phong tục của người xưa. Theo dõi bài viết sau đây của Đồ Cúng Vạn Sự để tìm hiểu chi tiết hơn.
Cúng ngày Rằm – nét đẹp văn hóa cổ truyền Việt Nam
Theo quan niệm lâu đời của người Việt, ngày Rằm được gọi là ngày Vọng. Vọng mang ý nghĩa là tầm nhìn xa trông rộng, ngày nay là ngày mặt trăng và mặt trời đối xứng ở hai cực xa nhất của tháng.
Người xưa tin rằng vào những ngày Rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn thấu nhau hơn, soi rọi vào tâm hồn mỗi người. Theo đó con người dường như cũng trở nên trong sáng, thuần khiết, đẩy lùi mọi đen tối trong lòng.
Bên cạnh đó còn có ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch được gọi là ngày Sóc. Ý nghĩa ban đầu của từ sóc là bắt đầu, bắt đầu. Người Việt Nam coi ngày Sóc và Vọng là dịp để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Không chỉ thế ngày Sóc và ngày Vọng còn có nghĩa là Cát tường. Vì vậy chúng ta có thể cúng vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, hoặc chiều ngày 30, 14 hàng tháng.
Mâm cúng rằm tháng 8 cần chuẩn bị những gì?
Để bày tỏ lòng thành đến ông bà tổ tiên cùng các vị thần. Hằng năm cứ vào ngày Tết Trung Thu (rằm tháng 8), mỗi gia đình người Việt đều chuẩn bị, cẩn thận bày biện những mâm cúng tươm tất dâng lên bàn gia tiên và cúng các bác ngoài sân.
Mâm cúng trông trăng ngoài sân
Thường thì mâm cỗ trông trăng không cần đặt trên bàn thờ mà chỉ cần đặt trên 1 chiếc bàn lớn, đặt trong nhà hoặc ngoài sân tùy theo từng gia đình. Mâm này thường sẽ có các loại trái cây như:
1 nải chuối chín.
Quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành).
Quả hồng (mang ý nghĩa của sự ấm no).
quả mãng cầu (mang ý nghĩa là sự sinh sôi, nảy nở ).
Quả lựu (biểu trưng cho sự may mắn).
Các loại bánh nướng, bánh dẻo (bánh trung thu)
Các loại trà như trà sen, trà mạn, trà hoa nhài….thưởng thức cùng bánh trung thu.
Các loại bánh kẹo, thạch, bimbim mà trẻ con yêu thích.
Lồng đèn ông sao, mặt nạ, đầu sư tử, trống và các loại đồ chơi khác.
Mâm cúng bàn gia tiên
Bánh kẹo
Xôi chè
Trầu cau
Hoa cúng (nên chọn hoa tươi)
Mâm ngũ quả
Giấy tiền vàng
Nhang, đèn
1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 dĩa gạo và 1 dĩa muối.
Các món ăn mặn hay chay tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình. Mỗi nhà sẽ có cách bày biện, trang trí mâm cúng sao cho đẹp mắt.
Ngoài ra, mâm cúng còn có thêm bánh nướng và bánh dẻo. Đây là hai loại bánh đặc trưng của ngày Tết Trung Thu ở các quốc gia phương Đông.
>>>Đọc thêm: Cúng đổ móng nhà cần chuẩn bị lễ cúng như thế nào?
Văn khấn ngày rằm tháng 8
Bài cúng tháng 8 bàn gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
– Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (trong trường hợp bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ con là:……
Ngụ tại:……
Hôm nay là ngày….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần, lạy 3 lạy).
Văn khấn ngày rằm Thổ công và các vị thần
Nam mô A Di Đà Phật ! ( đọc 3 lần, lạy 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……
Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần kèm 3 lạy)
>>>Đọc thêm: Văn khấn cúng tân gia và lễ cúng tân gia có ý nghĩa gì?
Trên đây là chi tiết cách chuẩn bị mâm cúng và văn khấn rằm tháng 8 tại nhà mà Đồ Cúng Vạn Sự muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp nhiều tin bổ ích cho bạn trong việc chuẩn bị nghi lễ cúng Tết Trung Thu, tỏ lòng thành kính với thần linh và tổ tiên. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi.