Bài cúng lập bàn thờ mới, chuyển bàn thờ sang nhà mới 2022

van khan lap ban tho moi 2022

Bài cúng lập bàn thờ mới hay di dời bàn thờ sang nhà mới là một nghi thức linh thiêng, gia chủ cần thực hiện nghiêm túc. Đồng thời tuân thủ những quy tắc để tránh điều kiêng kỵ hay đắc tội với các bậc bề trên. Trong bài viết sau đây, Đồ Cúng Vạn Sự sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện các thủ tục lập bàn thờ mới.

Khi nào cần lập bàn thờ mới?

Cũng giống như nhiều vật dụng nội thất khác trong nhà, bàn thờ gia tiên sau một thời gian dài sử dụng sẽ có dấu hiệu cũ kỹ và xuống cấp. Tuy nhiên, bàn thờ gia tiên đối với văn hóa Việt Nam là một vật phẩm linh thiêng, không thể tùy tiện thay đổi.

Vì vậy, nhiều gia đình cảm thấy lo lắng không biết xử lý như thế nào để bàn thờ gia tiên có dấu hiệu hư hỏng. Thực tế, thay mới bàn thờ gia tiên khi bàn thờ cũ bị hư hỏng là điều nên làm.

Bởi nếu tình trạng bàn thờ cũ bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xông hương, bất kính với thần linh, gia tiên. Theo đó, bàn thờ gia tiên cũ của gia đình nên được thay thế khi:

  • Bàn thờ mục nát không còn phù hợp với không gian linh thiêng.
  • Hay những gia đình chuyển đi nơi khác mà không mang được bàn thờ cũ, thì có thể cải tạo bàn thờ cũ và làm thủ tục thay bàn thờ mới.

>>>Đọc thêm: Bài cúng vong hồn theo chi tiết, chuẩn nhất năm 2022

Thay bàn thờ gia tiên mới ngày nào?

lap ban tho moi ngay nao

Theo các chuyên gia phong thủy, việc thay bàn thờ gia tiên là một việc vô cùng quan trọng. Vì vậy cần xem ngày thay bàn thờ gia tiên phù hợp với tuổi của gia chủ để tránh những điều rủi ro.

Trường hợp gia chủ không có kinh nghiệm xem ngày thì có thể dựa vào lịch để tham khảo ngày tốt. Từ ngày tốt, chọn ngày phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ để thay bàn thờ.

Trường hợp gia chủ muốn chính xác hơn thì nên tìm đến các chuyên gia phong thủy. Hoặc những người có kinh nghiệm, chuyên môn để chọn ngày giờ phù hợp.

Mâm lễ cúng lập bàn thờ mới

mam cung lap ban tho moi

Trong dịp gia đình thay bàn thờ mới, cũng như bốc bát hương, cần chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ mâm cúng đến bài khấn xin các bậc trưởng lão cho phép chúng tôi dựng lại bàn thờ mới cũng như tiến hành các nghi lễ.

Đây là một phép văn hóa tôn kính bề trên và thần linh. Tùy tâm và điều kiện kinh tế của gia chủ mà sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng, lễ vật. Dưới đây là một số gợi ý một mâm lễ chuẩn cho quý bạn đọc tham khảo:

  • 1 chân giò làm sạch, luộc chín. Nên chân giò phía trước, tươi ngon, không bị tụ máu bầm.
  • 1 con gà lễ, 1 dĩa xôi trắng (tự nấu hoặc mua xôi ngon)
  • 200g thịt nạc vai luộc chín
  • 1 trứng gà sống
  • ½ rượu trắng, ưu tiên chọn rượu loại rượu nếp ngon.
  • 1 mâm ngũ quả, 3 chén nước và trầu cau
  • 1 dĩa gạo muối (không nên trộn lẫn), 1 bao thuốc lá, 100g chè ngon
  • 1 mâm cơm canh (kiêng hành và tỏi)
  • 1 lễ tiền vàng, 2 bộ quần áo lễ bà tổ cô và ông mãnh

>>>Đọc thêm: Bài cúng 49 ngày cho người mới mất chính xác nhất 2022

Bài cúng lập bàn thờ mới

van khan lap ban tho moi chi tiet

Khi lễ cúng được chuẩn bị đầy đủ, đúng ngày lành, gia chủ đứng trước bàn thờ tổ tiên cũ, chắp tay, vái lạy, thành kính với văn khấn thay bàn thờ tổ tiên mới bên dưới.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….

Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…

Sau khi dâng mâm cúng và đọc văn khấn xong, đợi đợt hương thứ nhất cháy hết và thắp tiếp đợt hương thứ hai. Lúc này bắt đầu hóa tiền vàng, lễ vật và tờ văn khấn.

Tiếp đến vãi đĩa gạo, muối ra trước cửa ngõ. Lúc tàn hết hương thì khấn xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống đi luộc chín. Sau khi cúng xin thay bàn thờ gia tiên mới thì gia chủ nên tiến hành các thủ tục bốc bát hương và xử lý bàn cũ.

>>>Đọc thêm: Cúng nhà mới thuê để kinh doanh cần những gì?

Cách xử lý bàn thờ cũ

cach xu ly ban tho cu

Sau khi hoàn tất các nghi lễ lập bàn thờ mới. Nhiều gia chủ băn khoăn không biết xử lý bàn thờ cũ sao cho đúng, không phạm vào những điều kiêng kỵ hay đắc tội với bề trên. Thấu hiểu những trăn trở đó, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý bàn thờ cũ.

Thay bàn thờ mới đồng nghĩa với việc phải dẹp bỏ cái cũ đi, không được để cái cũ trong nhà. Khi đó, bạn cần phân loại những đồ vật có thể giữ lại hay bỏ đi bằng cách đốt hoặc chôn xuống đất. Tuyệt đối không bán đồ thờ cúng cũ vì điều này thể hiện sự bất kính với tổ tiên.

>>>Đọc thêm: Văn khấn bài cúng về chung cư chuẩn đầy đủ năm 2022

Bài viết trên của Đồ Cúng Vạn Sự đã giới thiệu đến quý bạn đọc chi tiết bài cúng lập bàn thờ mới chính xác, ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích khi tự thực hiện các nghi thức cúng kiếng tại nhà.

 

Scores: 4.29 (14 votes)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay