Sắm bộ vàng mã cúng Táo Quân gồm những gì?

mua vang ma cung ong tao

Cúng ông Công ông Táo là một trong những truyền thống được lưu truyền suốt bao đời nay của người Việt Nam. Ngày cúng ông Công, ông Táo rất được nhiều người quan tâm và thường diễn ra vào 23 tháng Chạp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo gồm những gì và cần chuẩn bị ra sao. Cùng tìm hiểu về phong tục cúng Táo Quân được dịch vụ đồ cúng Vạn Sự chia sẻ tại bài viết bên dưới nhé.

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

bo vang ma ong tao gom nhu gi

Vàng mã là một phần không thể thiếu trong lễ cúng. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà số lượng vàng mã sẽ đa dạng nhiều hoặc ít. 

Dưới đây là bộ vàng mã cúng Táo Quân cơ bản cần phải có khi làm lễ:

  • Mũ ông Công gồm 3 chiếc (2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà).
  • Tiền âm phủ.
  • Đôi hia.
  • Ngựa giấy có đủ yên cương (đối với miền Trung).

Lưu ý: Mũ dành cho ông Táo sẽ có hai cánh chuồng, còn mũ của bà Táo thì không có cánh chuồn.

Cách hóa vàng mã cúng Táo Quân

cách hóa vàng mã ông táo ông công đúng cách

Sau khi chuẩn bị bộ vàng mã thì đến bước hóa vàng mã để cúng cho ông bà Táo. Thông thường sau khi thực hiện lễ cúng vào ngày 23 tháng Chạp thì bộ vàng mã sẽ được đốt đi cùng với bài vị cũ. Sau đó, gia đình sẽ lập bài vị mới cho Táo Quân.

Quá trình cúng thường được diễn ra trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời. Do đó thời điểm thích hợp nhất để làm lễ cúng là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch hằng năm.

Lưu ý trong quá trình chuẩn bị cúng ông Công ông Táo

chuan bi bo do cung ong cong ong tao

Để việc hóa vàng mã diễn ra suôn sẻ, tươm tất và trang nghiêm, mỗi gia đình nên lưu ý một số điều sau trong quá trình chuẩn bị:

  • Mâm cỗ cúng đều phải có cá chép còn sống. Vì theo nhân gian, nhiều người tin rằng cá chép sẽ hóa rồng đưa tiễn các vị Táo lên trời chầu Ngọc Hoàng. Đây là hình ảnh quen thuộc đã truyền qua bao đời và trở thành phong tục không thể thiếu vào ngày thờ cúng Táo Quân.
  • Sau khi bày lễ, khấn vái và thắp hương xong, khi hết tuần hương thì gia đình tiến hành hóa vàng mã và mang cá chép đi phóng sinh.
  • Trong trường hợp gia đình không định phóng sinh cá sống, có thể hóa cá chép giấy cùng với bộ vàng mã và các loại tiền âm đã được chuẩn bị từ trước.

Chuẩn bị mâm cỗ Táo Quân đầy đủ ngày cuối năm

hình ảnh mâm cơm cúng ông công ông táo

Tùy theo từng vùng miền mà mâm cơm cúng ông Công sẽ được chuẩn bị khác nhau. Thông thường, người miền Bắc sẽ làm mâm cỗ mặn để cúng với các món cơ bản như sau:

  • Gạo: 1 đĩa;
  • Muối: 1 đĩa;
  • Gà luộc ngậm hoa hồng hoặc thịt lợn luộc;
  • Canh măng hoặc canh mọc: 1 bát;
  • Món xào thập cẩm: 1 đĩa;
  • Giò lụa: 1 đĩa;
  • Bánh chưng hoặc xôi gấc: 1 đĩa;
  • Chè kho: 1 đĩa;
  • Hoa quả: 1 đĩa;
  • Trà sen: 1 ấm;
  • Rượu: 3 chén;
  • 3 lá trầu và 1 quả cau.

Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà mâm lễ cúng và bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo sẽ có sự khác nhau. Ngoài những món đồ cúng đã được Vạn Sự chia sẻ ở trên, bạn có thể thêm hoặc bớt một số món, nhưng vẫn đảm bảo được sự đầy đủ và tươm tất để dân lên 3 vị thần trong dân gian Việt.

Scores: 4.1 (17 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay